Danh Sách 6 Điều Cần Biết Về Bệnh Thiếu Máu Cơ Tim

Thiếu máu cơ tim là bệnh lý thường gặp ở người lớn tuổi nhưng đang có dấu hiệu trẻ hóa. Bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm và có thể tử vong nếu không chữa trị kịp thời.

1. Bệnh thiếu máu cơ tim là gì?

Các động mạch vành có hình dạng mạng lưới được tạo thành từ mạch máu trên bề mặt của tim và có vai trò cung cấp cho tim máu và oxy. Theo đó, bệnh thiếu máu cơ tim là bệnh lý xảy ra khi các động mạch tim bị thu hẹp, khiến máu và oxy đến tim khó khăn.

Thiếu máu cơ tim về lâu dài có thể khiến cơ tim bị hoại tử

Bên cạnh thiếu máu cơ tim, bệnh còn có những tên gọi khác như: thiếu máu cục bộ cơ tim, bệnh tim mạch vành và CHD.

2. Bệnh thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không?

Mặc dù vô cùng phổ biến nhưng bệnh thiếu máu cơ tim lại rất nguy hiểm. Về lâu dài, bệnh có thể gây ra những biến chứng về tim khác, đặc biệt là nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não (đột quỵ). Đây đều là những biến chứng trầm trọng bởi:

  • Nhồi máu cơ tim: Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỷ lệ tử vong do nhồi máu cơ tim chiếm tới 73%. Trên thế giới mỗi năm có tới 7 triệu người tử vong vì nhồi máu cơ tim.
  • Tai biến mạch máu não: Theo ước tính của Hội đột quỵ Việt Nam, mỗi năm Việt Nam có khoảng 200.000 người bị đột quỵ.

3. Các triệu chứng thiếu máu cơ tim thường gặp

Cảm thấy như có áp lực lên ngực khi hoạt động thể chất.

  • Thường xuyên đổ mồ hôi lạnh
  • Choáng hoặc chóng mặt
  • Buồn nôn
  • Đau cổ
  • Khó thở, đặc biệt là khi hoạt động
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Thường xuyên mệt mỏi

Khi bệnh thành mãn tính sẽ kèm thêm một số triệu chứng khác như:

  • Đau thắt ngực
  • Lo lắng hay hồi hộp
  • Mệt mỏi
  • Đau cổ

Lưu ý: Các triệu chứng có thể xuất hiện riêng lẻ hoặc cùng lúc, mức độ cũng khác nhau tùy vào mỗi người. Khi xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào hoặc nghi ngờ bản thân có thể bị nhồi máu cơ tim, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra chính xác.

Cảm thấy khó chịu ở ngực là một trong những triệu chứng nhồi máu cơ tim xuất hiện đầu tiên

4. Những nguyên nhân dẫn đến thiếu máu cơ tim

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra thiếu máu cơ tim, cụ thể:

Hút thuốc, lối sống ít vận động, ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ…

Huyết áp cao, cholesterol cao, tiểu đường….

Sự lão hóa của động mạch vành khiến việc lưu thông máu và oxy đến tim kém đi.

Đàn ông thường có nguy cơ mắc bệnh mạch vành cao hơn. Tuy nhiên, nguy cơ cho phụ nữ tăng lên sau khi mãn kinh.

Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác vẫn đang được các chuyên gia nghiên cứu gồm:

Rối loạn này khiến bạn liên tục dừng lại và bắt đầu thở khi đang ngủ. Điều này làm giảm nồng độ oxy trong máu đột ngột, từ đó làm tăng huyết áp và làm căng hệ thống tim mạch, cuối cùng dẫn đến bệnh động mạch vành.

Protein phản ứng C nhạy cảm cao (hs-CRP) là một loại protein bình thường xuất hiện với số lượng cao hơn khi có viêm ở đâu đó trong cơ thể bạn. Nồng độ hs-CRP cao có thể là yếu tố nguy cơ của bệnh tim.

Triglyceride là một loại chất béo (lipid) trong máu. Mức độ Triglyceride cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành, đặc biệt là đối với phụ nữ.

Homocysteine ​​là một axit amin mà cơ thể sử dụng để tạo protein và xây dựng và duy trì mô. Nồng độ homocysteine ​​cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim.

Tình trạng này có thể phát triển ở phụ nữ khi mang thai gây ra huyết áp cao và lượng protein trong nước tiểu cao hơn. Tình trạng này có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn sau này trong cuộc sống.

Sử dụng rượu nặng có thể dẫn đến tổn thương cơ tim và làm xấu đi các yếu tố nguy cơ khác của bệnh thiếu máu cơ tim.

Các tình trạng như viêm khớp dạng thấp và lupus (và các tình trạng viêm khớp dạng thấp khác) có nguy cơ dẫn đến bị thiếu máu cơ tim rất cao.

5. Bệnh thiếu máu cơ tim có chữa khỏi không?

Hiện nay, bệnh thiếu máu cơ tim không thể chữa khỏi hoàn toàn. Vì thế, tùy theo tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đề nghị áp dụng một trong các phương pháp sau để kiểm soát các triệu chứng và giảm nguy cơ mắc các biến chứng khác như:

  • Thay đổi lối sống lành mạnh hơn
  • Dùng thuốc hỗ trợ
  • Phẫu thuật

6. Làm thế nào để phòng ngừa thiếu máu cơ tim?

Tương tự những bệnh lý tim mạch khác, thiếu máu cơ tim hầu như không có những triệu chứng gì ở giai đoạn đầu. Thực tế, nhiều người có nguy cơ tiềm ẩn (tiền sử gia đình, tiểu đường, cao huyết áp…) vẫn có thể sống bình thường mà không thấy có bất ổn cho đến khi bệnh đã trở nặng. Vì thế, tầm soát tinh mạch định kỳ theo chỉ định của bác sĩ là giải pháp tối ưu để phòng ngừa thiếu máu cơ tim cũng như các bệnh lý tim mạch khác.

Thay đổi lối sống lành mạnh, tránh tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ đã được nhiều nghiên cứu chứng minh là giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và cải thiện cuộc sống của những người đang mắc các bệnh tim mạch tốt hơn. Cụ thể:

  • Khói thuốc có rất nhiều chất độc như nicotin, hắc ín, formaldehyt, cyanid… gây thiếu máu cơ tim cùng nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Vì thế, tránh hút thuốc lá là cách tốt nhất để duy trì sức khỏe tổng quát.
  • Người thừa cân có nguy cơ bị cholesterol trong máu, tăng huyết áp, tiểu đường… và nhiều yếu tố gây ra thiếu máu cơ tim nhiều hơn so với người bình thường. Do đó hãy cố gắng duy trì cân nặng cân đối để có được trái tim khỏe mạnh.
  • Thay vì ăn nhiều thịt, cá và thịt gia cầm, bạn nên ăn nhiều rau, quả. Cùng với đó, chế biến thức ăn ít hoặc không có chất béo như luộc, chần, hạn chế dùng đồ rán cũng là giải pháp giúp bạn hạn chế nạp các loại chất béo xấu vào cơ thể.
  • Cố gắng tập thể dục 3 - 4 lần/tuần, mỗi lần 30 - 60 phút có tác dụng phòng tránh thiếu máu cơ tim hiệu quả. Đồng thời, để biết được đâu là môn thể thao phù hợp với mình, tốt nhất bạn nên tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
  • Căng thẳng gây ảnh hưởng xấu đến hệ tim mạch. Mẹo cho bạn là nên tập thiền hoặc yoga bởi các bộ môn này không chỉ giảm căng thẳng mà còn tăng cường độ tập trung.
  • Dùng rượu với mức độ vừa phải (1 - 2 cốc/ ngày) có thể giúp bảo vệ tim của bạn. Tuy nhiên, nếu uống nhiều mức này sẽ làm hại đến hệ tim mạch, gan và có thể gây tai nạn khi tham gia giao thông.
  • Trong quá trình dùng thuốc tránh thai, bạn nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe. Mặc dù thuốc tránh thai có thể sử dụng nhiều năm mà không có tác dụng phụ nào nhưng bạn vẫn nên thăm khám để kiểm soát huyết áp, triglycerid và đường máu.

Tầm soát định kỳ giúp phát hiện các nguy cơ nhồi máu cơ tim ngay từ sớm

CarePlus là hệ thống phòng khám theo tiêu chuẩn quốc tế, được đầu tư 100% vốn nước ngoài với hơn 15 chuyên khoa. Đội ngũ bác sĩ giỏi, tận tình, nhiều kinh nghiệm, được đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực tim mạch như: chẩn đoán hình ảnh tim mạch, bệnh tim bẩm sinh trong bào thai, tầm soát bệnh mạch vành (nhồi máu cơ tim)... chuyên khoa Tim Mạch của Hệ thống Phòng khám CarePlus còn sở hữu trang thiết bị hiện đại như: máy đo Điện tâm đồ, máy X-Quang, máy Siêu âm tim màu, máy Điện tâm  3;ồ gắng sức, máy Holter theo dõi huyết áp liên tục đến 7 ngày, máy theo dõi rối loạn nhịp tim 24 giờ....

Chẩn đoán đúng bệnh, hạn chế việc sử dụng thuốc.
Tư vấn kỹ lưỡng để khách hàng hiểu rõ về bệnh và cùng tham gia tích cực vào việc chữa trị.
Trong trường hợp cần nhập viện cấp cứu, chúng tôi có thể hỗ trợ tư vấn và liên hệ với các Bệnh viện lớn như Bệnh viện Nhân dân 115, Viện tim chúng tôi Bệnh viện Đại học Y dược, Bệnh viện Nhi Đồng... để việc điều trị nội trú được thuận tiện nhất.

Để được tư vấn rõ hơn, khách hàng vui lòng liên hệ với CarePlus thông qua:

Bệnh thiếu máu cơ tim vô cùng nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa hoặc phát hiện sớm bằng việc tầm soát định kỳ. Cùng với đó, bạn cũng cần thực hiện lối sống lành mạnh, đặc biệt là luyện tập thể thao thường xuyên để duy trì sức khỏe ở trạng thái tốt nhất.

Next Post Previous Post