Bà Bầu Bị Zona Thần Kinh Nên Dùng Thuốc Bôi Hay Dân Gian?

Nguyên nhân khiến bà bầu bị zona thần kinh

Bệnh zona thần kinh ở bà bầu nói riêng và ở mọi đối tượng nói chung đều do virus varicella zoster. Loại virus này cũng chính là thủ phạm gây bệnh thủy đậu.

Thông thường, khi một người phụ nữ có tiền sử bị thủy đậu trước đó, mặc dù đã được điều trị khỏi bệnh nhưng một số lượng virus varicella zoster nhất định vẫn còn tồn tại trong các dây thần kinh cảm giác. Loại virus này có thể tái hoạt động trở lại sau đó bất cứ lúc nào, trong thời gian mang thai cũng không ngoại lệ.

Ở phụ nữ mang thai, rất nhiều yếu tố thuận lợi có thể thúc đẩy virus phát triển gây ra bệnh zona thần kinh như:

  • Rối loạn nội tiết khiến hệ miễn dịch suy yếu, không còn sức chống đỡ lại virus
  • Căng thẳng, lo lắng quá mức trong thời kỳ mang thai
  • Sự thay đổi đột ngột của thời tiết khiến sức đề kháng bị suy giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho virus gây bệnh hoành hành.
  • Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ.

Đặc biệt, virus gây bệnh zona thần kinh có thể lây qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mụn nước đã vỡ của người bệnh. Tuy nhiên, nếu bị truyền nhiễm mầm bệnh theo cách này thì bà bầu sẽ bị thủy đậu trước khi phát tác bệnh zona thần kinh.

Triệu chúng bệnh zona thần kinh ở bà bầu

Bà bầu bị zona thần kinh thường có những biểu hiện sau:

Đây là những dấu hiệu xuất hiện đầu tiên khi một người phụ nữ mang thai bị zona thần kinh. Lúc này, hệ miễn dịch phải hoạt động mạnh mẽ để chống lại virus gây bệnh dẫn đến phát sốt. Kèm theo đó là cảm giác mệt mỏi, đau đầu, thường xuyên bị ớn lạnh trong người.

Mặc dù khá rõ ràng nhưng các triệu chứng cũng có thể bắt gặp khi bà bầu bị cảm thông thường. Chị em nên thận trọng theo dõi sức khỏe để phát hiện thêm các dấu hiệu bất thường khác.

Khi bệnh bắt đầu bùng phát được 2 - 3 ngày, da có thể bị tê ngứa, sưng đỏ. Triệu chứng này có thể ảnh hưởng đến bất cứ vùng da nào trên cơ thể bà bầu, phổ biến nhất là ở trên mặt, ngực, lưng, bụng. Tổn thương thường chỉ xuất hiện ở một bên thân mình, dọc theo đường đi của dây thần kinh bị virus tấn công.

Ở nơi bị bệnh, cảm giác đau rát nhức nhối cũng xuất hiện thường trực khiến bà bầu vô cùng khó chịu.

Sau vài ngày, các mụn nước li ti sẽ bắt đầu xuất hiện trên khu vực da bị sưng đỏ. Bên trong mụn nước chứa đầy dịch lỏng trong. Về sau, các mụn nước gần nhau có thể hợp lại tạo thành một vết phồng rộp. Dịch nước bên trong cũng có thể chuyển sang màu trắng hoặc ngả vàng như mủ.

Ở giai đoạn cuối, mụn nước sẽ dần khô lại, đóng vảy tiết và bong tróc ra ngoài. Quá trình này thường diễn ra sau 7 - 10 ngày kể từ khi bệnh bắt đầu khởi phát.

Bà bầu bị zona thần kinh có gây nguy hiểm cho thai nhi?

Phụ nữ mang thai bị zona thần kinh có ảnh hưởng đến thai nhi hay không còn tùy thuộc vào mức độ bệnh và giai đoạn của thai kỳ. Cụ thể:

  • Đây là giai đoạn mới cấn thai, các cơ quan đang trong quá trình hình thành và phát triển. Nếu bà bầu bị zona thần kinh nặng, virus có thể tấn công vào bào thai gây dị tật cho thai nhi. Trẻ sinh ra có nguy cơ bị các khiếm khuyết bẩm sinh.
  • : Bệnh hiếm khi gây ảnh hưởng đến thai nhi nếu không may mẹ mắc bệnh trong giai đoạn này.

Bên cạnh đó, bệnh zona thần kinh ở bà bầu nếu không được điều trị tốt có thể gây ra một số biến chứng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ.

Biến chứng của bệnh zona thần kinh khi mang thai

  • Ảnh hưởng đến thị lực: Bệnh zona thần kinh ở mắt hoặc các vị trí khác trên mặt có thể làm tổn thương dây thần kinh thị giác. Điều này có thể gây suy giảm thị lực, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến mù mắt
  • Suy giảm vị giác, liệt mặt: Bà bầu có thể gặp biến chứng này nếu virus tấn công vào dây thần kinh số VII.
  • Viêm não do virus gây tổn thương não
  • Đau dây thần kinh sau zona: Biến chứng đau thần kinh sau zona kéo dài có thể xuất hiển ở 1% người bệnh. Các trường hợp còn lại, hầu hết cơn đau sẽ chấm dứt trong thời gian tối đa là 4 tháng kể từ lúc bắt đầu phát bệnh.

Chẩn đoán bệnh zona thần kinh ở bà bầu

Bệnh zona thần kinh ở bầu có các dấu hiệu lâm sàng khá rõ ràng như ban đỏ, mụn nước. Chính vì vậy bác sĩ da liễu thường chỉ cần dựa vào các đặc điểm, triệu chứng bên trong và bên ngoài để chẩn đoán bệnh.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp bác sĩ có thể yêu cầu bà bầu thực hiện một số xét nghiệm để xác định chính xác bệnh. Bao gồm:

  • Xét nghiệm da
  • Xét nghiệm dịch tiết từ mụn nước

Khi tiến hành, bác sĩ sẽ lấy mẫu xét nghiệm bằng cách sử dụng một cái tăm bông vô trùng để để lấy mẫu mô trên bề mặt da bị tổn thương hoặc thấm hút chất dịch rĩ ra từ mụn nước đã vỡ. Cuối cùng đem mẫu vào phòng thí nghiệm để kiểm tra virus varicella zoster. Nếu có sự hiện diện của loại virus này trong mẫu thí nghiệm thì có thể khẳng định bà bầu bị zona thần kinh.

Cách điều trị an toàn cho bà bầu bị zona thần kinh

Bà bầu bị zona thần kinh nên dùng thuốc bôi hay dân gian? Đây là thắc mắc được nhiều mẹ quan tâm bởi nếu điều trị không đúng cách, bệnh có thể gây ảnh hưởng đến cả mẹ lẫn thai nhi.

Nếu phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ bị zona thần kinh khi mang thai, bà bầu được khuyên nên tìm đến bệnh viện để thăm khám và tiến hành điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc mà chưa tham khảo qua ý kiến bác sĩ.

Việc áp dụng những cách chữa zona thần kinh từ dân gian có thể giúp hỗ trợ làm giảm các triệu chứng bệnh và mức độ nghiêm trọng của zona. Tuy nhiên cần có sự chọn lọc, lựa chọn các phương pháp đã được khoa học kiểm chứng về mức độ an toàn cũng như hiệu quả.

1. Chữa bệnh zona thần kinh cho bà bầu bằng mẹo dân gian

Tỏi chứa allicin, một chất kháng sinh có thể giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn và virus gây bệnh. Bà bầu bị zona thần kinh chỉ cần lấy tỏi tươi giã nát, chắt nước cốt. Sau đó pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:1 và thoa lên vùng bị tổn thương.

Lưu ý nếu mụn nước đã vỡ thì không nên thoa tỏi. Tránh sử dụng nước ép tỏi nguyên chất có thể gây cảm giác bỏng rát và khiến da đau nhức nặng hơn.

Ít ai biết được rằng, củ hành cũng có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm cao. Chính vì vậy mà loại gia vị này được dân gian sử dụng để trị zona thần kinh cho bà bầu.

Cách thực hiện rất đơn giản, chỉ cần thái củ hành thành những lát mỏng và đắp trực tiếp lên khu vực da bị phồng rộp viêm nhiễm. Áp dụng mỗi ngày 1 lần cho đến khi tổn thương khỏi hẳn.

Chườm khăn lạnh là cách đơn giảm để xoa dịu cảm giác đau rát khó chịu cho bà bầu khi bị zona thần kinh. Bạn hãy chuẩn bị một cái khăn sạch dùng riêng để chăm sóc vùng da bị bệnh, nhúng vào nước lạnh rồi đắp lên da. Lặp lại liên tục vài lần trong ngày sẽ thấy dễ chịu hơn.

Dầu dừa không chỉ giúp ngăn ngừa rạn da cho bà bầu mà còn hoạt động tích cực trong việc giảm ngứa, kháng viêm, chống nhiễm trùng da khi bị zona tấn công.

Cách sử dụng rất đơn giản: Mẹ hãy đổ một ít dầu ra tay rồi nhẹ nhàng thoa lên những khu vực bị ảnh hưởng bởi bệnh zona mỗi ngày 2 - 3 lần. Nếu không có dầu dừa, có thể thay thế bằng các loại tinh dầu khác như dầu tràm, dầu ô liu cũng cho hiệu quả tương tự.

Vitamin A, E, C cùng các hoạt chất glycoproteins hay polysaccharides được tìm thấy trong nha đam có thể giúp làm dịu kích ứng trên da, giảm viêm, tăng tốc độ tái tạo tổn thương.

Bà bầu bị zona thần kinh có thể kết hợp nha đam với đậu xanh để trị bệnh tại nhà. Trước tiên giã nhuyễn vài hạt đậu xanh rồi đem trộn đều với nha đam. Thoa một lớp mỏng bao phủ toàn bộ khu vực da bị zona rồi để khô tự nhiên. Cuối cùng, lấy nước ấm rửa lại sau khoảng 20 phút.

Mật ong có nhiều công dụng cho cho sức khỏe, đặc biệt là cho bà bầu bị zona thần kinh. Nguyên liệu thiên nhiên này chứa nhiều vitamin C, E, chất chống oxy hóa cùng nhiều loại axit amin. Những chất này giúp diệt khuẩn, chống virus, giảm ngứa và tăng sức đề kháng cho phụ nữ mang thai.

Với cách này, mẹ hãy lấy mật ong nguyên chất bôi trực tiếp lên khu vực cần điều trị 3 - 4 lần trong ngày. Mỗi lần để khoảng 20 phút rồi rửa sạch.

Rễ cam thảo được sử dụng để trị zona thần kinh cho bà bầu nhờ tác dụng kháng virus. Nguyên liệu này được phơi khô, tán thành bột mịn. Mỗi lần sử dụng lấy lượng bột vừa đủ pha với nước cho hơi sền sệt. Đắp lên da trong thời gian 20 phút. Nên kết hợp sắc cam thảo lấy nước rửa ngoài vùng da bị bệnh để tổn thương nhanh khô.

Rau sam trong y học cổ truyền là một vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, chỉ thống (giảm đau), kháng khuẩn, chống virus. Thảo dược này được sử dụng để điều trị zona thần kinh và nhiều căn bệnh da liễu khác.

Trước tiên mẹ cần hái một nắm rau sam rửa sạch, giã nát. Lọc nước cốt rau sam rồi thêm vào một ít bột băng phiến, quậy tan, thoa lên chỗ bị nổi mụn nước 3 - 4 lần mỗi ngày.

Bên cạnh các mẹo trên, dân gian còn sử dụng lá sung, cỏ nhọ nồi, dây mơ leo, sữa tươi hay bột yến mạch để trị zona thần kinh cho bà bầu. Nếu trong quá trình thực hiện không thấy bệnh tình có sự chuyển biến tốt thì nên đi khám bác sĩ để được kê đơn thuốc điều trị một cách khoa học.

2. Điều trị zona thần kinh ở bà bầu bằng thuốc kê đơn

Việc sử dụng thuốc tây cho phụ nữ mang thai dù với bất cứ mục đích gì đều là vấn đề tối kỵ. Tuy nhiên trong một số trường hợp bà bầu bị zona thần kinh nặng, không thể kiểm soát được các triệu chứng bệnh với mẹo chữa bệnh tự nhiên thì cần cân nhắc đến việc sử dụng thuốc Tây.

Một số loại thuốc kháng virus có thể được chỉ định cho phụ nữ mang thai bị zona thần kinh như: Thuốc Zovirax, thuốc Famciclovir hay thuốc Valtrex. Nhóm thuốc này có thể được chỉ định với thuốc giảm đau, thuốc chống ngứa hay thuốc kháng viêm... Việc chỉ định loại thuốc nào sẽ được bác sĩ xem xét kỹ sau khi cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro có thể gặp phải cho thai kỳ.

Cách phòng ngừa bệnh zona thần kinh cho bà bầu

Để giảm thiểu nguy cơ bị zona thần kinh khi mang thai, chị em cần chú ý:

  • Hạn chế đến những nơi đông người bởi đây là nguồn có nguy cơ lây nhiễm bệnh rất lớn
  • Tránh tiếp xúc với người đang bị bệnh thủy đậu hoặc zona thần kinh. Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh.
  • Chủ động tiêm ngừa vắc xin phòng bệnh từ trước khi có ý định mang thai
  • Thường xuyên rửa tay chân sạch sẽ với xà phòng diệt khuẩn, nhất là khi trong nhà có người bị bệnh.
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và có kế hoạch vận động thể chất, tập thể dục hợp lý để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Bà bầu bị zona thần kinh cũng cần lưu ý tránh gãi ngứa khiến mụn nước bị bể, không dùng tay chạm vào khu vực bị bệnh rồi lại chạm vào những nơi khác trên cơ thể khiến mầm bệnh lan rộng.

Next Post Previous Post