Ung Thư Cổ Tử Cung Có Triệu Chứng Gì? Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh
Ung thư cổ tử cung có triệu chứng gì đa phần những người bị ung thư không hề biết. Không nắm được các dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung một cách rõ ràng. Chỉ đến khi phát hiện ra bệnh thì bệnh tình đã rơi và giai đoạn cuối, rất ít hi vọng Ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối là khi các tế bào ung thư bắt đầu di căn sang các bộ phận lân cận hoặc các cơ quan khác của cơ thể.
Phương pháp điều trị duy nhất có thể áp dụng trong trường hợp này là hóa trị và xạ trị nhằm tiêu diệt tế bào ung thư ở một mức độ nhất định và ngăn không cho chúng tiếp tục di căn sang các cơ quan khác.
Ung thư cổ tử cung giai đoạn 1 là giai đoạn rất sớm của bệnh - Ung thư biểu mô tại chỗ, khi ung thư chỉ giới hạn ở cổ tử cung và chưa lan sang các cơ quan khác. Trong giai đoạn này, các tế bào ung thư chưa thâm nhập vào sâu bên trong các mô.
- Xuất huyết âm đạo bất thường: Hiện tượng chảy máu bất thường này là triệu chứng của ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm. Đối với phụ nữ mãn kinh nhiều năm, bỗng nhiên ra máu không lí do. Lượng máu không nhiều, hơn nữa không kèm theo các triệu chứng đau bụng, đau lưng.
- Tiết dịch âm đạo nhiều: trong lâm sàng có đến 75 - 85% bệnh nhân ung thư cổ tử cung đều có tiết dịch âm đạo nhiều ở mức độ khác nhau. Đại đa số đều là huyết trắng nhiều, sau đó kèm theo có mùi và thay đổi màu sắc. Do sự kích thích mầm bệnh, khí hư ở tuyến cổ tử cung cường giáp, gây nên tiết dịch kèm màu trắng. Biểu hiện bất thường của huyết trắng này thường là lượng huyết trắng nhiều.
Ở các giai đoạn muộn hơn, ung thư cổ tử cung có thể bao gồm các triệu chứng:
- Tiết dịch âm đạo bất thường: Dịch có thể lẫn máu, có màu vàng, xuất hiện giữa kỳ kinh hoặc sau mãn kinh.
- Chảy máu khi quan hệ: Chảy máu khi quan hệ là triệu chứng nổi bật nhất của bệnh ung thư cổ tử cung. Có đến 70% - 80% bệnh nhân ung thư có hiện tượng xuất huyết âm đạo. Các biểu hiện thường thấy như sau khi quan hệ xong.
- Chảy máu âm đạo bất thường: Chảy máu khi đã mãn kinh, chảy máu ngoài kỳ kinh, hoặc kỳ kinh kéo dài bất thường. Một số trường hợp bệnh nhân chảy máu sau khi thụt rửa âm đạo.
- Đau vùng xương chậu.
- Đau hoặc phù chân.
Giai đoạn đầu của bệnh ung thư cổ tử cung cho biết kích thước và mức độ xâm nhập của khối u. Để từ đó tìm ra phương pháp chữa trị phù hợp nhất. Ở giai đoạn đầu này ung thư nằm trong cổ tử cung không lây lan đi đến các mô của các bộ phận khác.
Giai đoạn đầu này chia ra làm hai phần là giai đoạn IA và giai đoạn chúng tôi đoạn IA chia ra thành 2 giai đoạn là ỊA 1 và IA2.
- Giai đoạn IA1: khối ung thư đã phát triển dưới 3mm.
- Giai đoạn IA2: là khối u phát triển từ 3 đến 5 mm, tuy nhiên vẫn bé hơn 7mm.
Trong giai đoạn IB1 khối u vẫn nằm bên trong phần cổ tử cung, không lan rộng ra ngoài. Không sử dụng kính hiển vi thì giai đoạn được chia thành 2 nhóm là IB1 và IB2.
- Nhóm IB1: khối u có kích thước dưới 4 cm.
- Nhóm IB2: khối u có kích thước lớn hơn 4 cm.
Nên tùy vào từng bệnh nhân và mức độ của từng khối u mà bác sĩ sẽ có cách điều trị hợp lý nhất. Việc thăm khám để tìm ra nguyên nhân và kích thước của khối u hết sức quan trọng. Do đó việc thường xuyên khám định kì để nhanh chóng phát hiện bệnh là cần thiết.
Theo thống kê tại Việt Nam, 90% bệnh nhân phát hiện ra bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối khi đã ở tuổi tiền mãn kinh. Tiên lượng sống của người bệnh thường rất thấp. Sở dĩ người bệnh không phát hiện bệnh sớm do chủ quan về các thay đổi nhỏ sức khỏe.
Chỉ đến khi những dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối quá rõ ràng thì họ mới lo lắng đi khám bệnh thì thường đã quá muộn.
Bệnh nhân cảm thấy khó thở. Đây là triệu chứng cơ bản nhất của người mắc bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối. Họ có thể bị tắc nghẽn phế quản, suy hô hấp...
Buồn nôn và nôn là cảm giác thường thấy của bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối. Nguyên nhân có thể do khối u phát triển chèn ép dạ dày. Tắc ruột hoặc tâm lý của bệnh nhân bị kích thích gây buồn nôn. Ngoài ra, việc điều trị hóa chất cũng có thể là nguyên nhân khiến họ buồn nôn và nôn.
Bệnh nhân giai đoạn này thường cảm thấy khô miệng kém ăn dẫn tới suy nhược cơ thể. Ngoài ra, nhiều bệnh nhân biểu hiện cổ chướng do khối u, do gan to, táo bón hoặc tắc ruột.
Bất cứ bệnh nhân ung thư nào cũng phải trải qua quá trình thay đổi về cảm xúc. Một số người chấp nhận đầu hàng số phận. Họ thu mình lại và không muốn giao tiếp với người khác. Một số khác có xu hướng tức giận, bạo lực trong những ngày cuối của cuộc đời.
Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều người kiên cường chiến đấu với bệnh tật để giành sự sống. Họ luôn lạc quan và tin tưởng vào sự tiến triển của quá trình điều trị.
Sự thay đổi cảm xúc của bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối có thể do tác dụng của sự thay đổi hóa học trong cơ thể và não trong quá trình điều trị.