Tìm Hiểu Về Xạ Trị Ung Thư Thanh Quản

Xạ trị ung thư thanh quản nhằm mục đích thu nhỏ và tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại trong điều trị ung thư thanh quản. Vậy khi nào thì bác sĩ chỉ định áp dụng xạ trị cho người bị ung thư thanh quản? Có những phương pháp xạ trị nào?

1. Khi nào thì chỉ định xạ trị ung thư thanh quản?

Tính đến nay trong điều trị ung thư thanh quản thì loại kết hợp giữa phương pháp phẫu thuật và áp dụng tia xạ sau khi phẫu thuật là biện pháp đem lại hiệu quả cao nhất đối với bệnh nhân ung thư thanh quản.

Hiện nay phác đồ điều trị ung thư thanh quản phổ biến có 3 biện pháp là xạ trị ung thư thanh quản đơn thuần, phẫu thuật thanh quản đơn thuần và kết hợp giữa phẫu thuật và tia xạ.

Các trường hợp mà bệnh nhân được phát hiện khi còn sớm, khối u thanh quản đang ở giai đoạn khu trú và chưa có dấu hiệu tế bào ung thư di căn hạch cổ thì có thể áp dụng phẫu thuật hoặc tia xạ đơn thuần (độc lập).

Tất nhiên là phác đồ điều trị của mỗi bệnh nhân ở tình trạng khác nhau thì sẽ khác nhau nhưng phần lớn sẽ không có cách biệt quá xa.

"Gần 10 năm lại đây, một số báo cáo có đề cập đến việc sử dụng hoá chất, các loại miễn dịch không đặc hiệu interferon..., nhưng mới là trong quá trình thực nghiệm còn đang được bàn cãi nhiều." - Theo số liệu thống kê của Bệnh viện 103.

- Xạ trị đơn thuần: Giai đoạn này thường là khi những khối u có kích thước nhỏ hay các bệnh nhân không thể đáp ứng được việc phẫu thuật.

- Xạ trị kết hợp phẫu thuật: Xạ trị được sử dụng để cô lập khối u trước phẫu thuật hoặc để tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại sau khi phẫu thuật. Với các khối u bị tái phát sau khi phẫu thuật thì cũng có thể được chỉ định xạ trị bổ sung.

- Xạ trị ung thư thanh quản kết hợp hoá chất: Xạ trị có thể điều trị trước trong hoặc sau điều trị hoá chất.

Vậy bệnh nhân cần phải thỏa mãn những điều kiện gì để chỉ định áp dụng phương pháp xạ trị ung thư thanh quản cụ thể? Các bác sĩ cho biết tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh đang ở mức độ nào, mức độ lây lan của tế bào ung thư hay tính chất mô học của khối u và thể chất toàn thân của bệnh nhân mà bác sĩ mới xác định được dạng xạ trị nào phù hợp.

2. Các phương pháp xạ trị ung thư thanh quản

Tính cho tới hiện tại thì phương pháp sử dụng những nguồn tia xạ trong điều trị những khối u ung thư ác tính là một trong các liệu pháp y tế quan trọng và cơ bản thường được áp dụng.

Xạ trị còn là phương pháp nổi bật trong điều trị ung thư vùng đầu cổ. Xạ trị ung thư tuyến giáp bao gồm các phương pháp sau:

- Điều trị tia xạ đơn thuần.

- Điều trị tia xạ phối hợp với phẫu thuật, có thể trước hay áp dụng sau phẫu thuật hoặc cũng có thể phối hợp xen kẽ, tia xạ- phẫu thuật- tia xạ (Sand-wich).

Trong trường hợp khi mà khối u đang ở giai đoạn khu trú và về mô học là loại khối u nhạy cảm với tia xạ thì phần lớn phác đồ lúc này là điều trị sử dụng phóng xạ đơn thuần và nếu trong thời gian theo dõi có những hiện tượng khối u tái phát thì bác sĩ có thể chỉ định phương pháp bổ sung là phẫu thuật. Một trong những khuynh hướng điều trị ung thư hiện nay là áp dụng phẫu thuật khối u trước rồi sau đó xạ trị ung thư thanh quản ở vùng mổ u cũng như vùng h&# 7841;ch cổ.

Mục đích của việc chỉ định áp dụng điều trị xạ trị ung thư thanh quản trước khi mổ là giúp cho khối u và phần hạch thu nhỏ lại kích thước hoặc với mục đích ức chế được sự phát triển của khối u và hạch, từ đó tạo điều kiện cho phẫu thuật được thuận lợi hơn.

Tuy nhiên phương pháp này cũng gây ra một số khó khăn cho việc phẫu thuật thanh quản chẳn hạn như sau khi xạ trị ung thư thanh quản vào mô thì có thể gây ra hiện tượng chảy máu đặc biệt là với những mạch máu kích thước lớn nếu như bị thâm nhiễm sẽ rất dễ bị tổn thương trong khi làm phẫu thuật bóc tách. Từ đó gây ra khó khăn cho việc phân biệt mô lành tính và mô ác tính.

Ngoài ra thì xạ trị ung thư thanh quản cũng có thể khiến vùng da tiếp xúc với tia xạ dễ bị viêm nhiễm sau khi phẫu thuật hơn.

Do đó mà trong những năm gần đây chỉ định xạ trị trước khi phẫu thuật ung thư thanh quản ít khi được chỉ định hơn.

Xạ trị ung thư thanh quản sau khi phẫu thuật có tác dụng tiêu diệt nhưng tế bào ung thư có thể bị sót lại sau điều trị bằng phẫu thuật ở u và hạch. Hoặc tia xạ cũng có thể giải quyết những tổn thương do tế bào ung thư gây ra mà chưa thể phát hiện được.

Chiếu tia xạ sau mổ cắt khối u thanh quản và chiếu vào những dãy hạch đã được nạo vét sau phẫu thuật, nạo vét hạch này bao gồm cả việc nạo vét những hạch khi kiểm tra lâm sàng chưa sờ thấy được.

Hiện nay, hay dùng nguồn tia phóng xạ CO 60 và bổ xung électron nhưng ở Việt Nam, chủ yếu tia phóng xạ CO 60 theo biện pháp tia xuyên qua da (transcutané), thường sử dụng phương pháp tia rải đều mỗi ngày 1 lần 200 r (2Gy) phụ thuộc vào các yếu tố bao gồm: thể tích, tính chất, độ lan rộng của khối u và hạch mà giá trị tổng liều lượng tia xạ cho khối u và hạch bình quân là từ 55-70 Gy trong 5-7 tuần (mỗi tuần từ 10-12 Gy).

Nếu như sau liều lượng xạ trị này mà khối u hay hạch chưa tiêu tan hết thì bác sĩ có thể chỉ định tăng thêm liều tia tập trung vào phần thương tổn còn lại khối u có điều kiện thì dùng Electron, nếu như không dùng CO 60, tuỳ theo thể tích và vị trí u còn lại có thể bổ xung liều tia từ 10-15 Gy. Đối với mô hạch còn lại, một số bác sĩ chủ trương cho bệnh nhân làm phẫu thuật nếu điều kiện cho phép hoặc cắm kim Ir 192 tại chỗ cũng mang lại kết quả khả quan.

Next Post Previous Post