Dùng Lá Tía Tô Trị Ho, Sổ Mũi Hiệu Quả Không Ngờ

Lá tía tô có tên khoa học là Perilla frutescens. Đặc điểm hình dáng của lá tía tô được mô tả như thân cây cao khoảng 40 – 100cm, có rất nhiều nhánh, cành có hình vuông và nhiều lông. Lá tía tô có hình dạng trái tim màu xanh hoặc tím, xung quanh viền lá có răng cưa. Đặc biệt lá tía tô có mùi thơm dịu nhẹ. Nhìn chung tía tô là một loại cây dễ trồng và thường mọc nhiều ở vùng nông thôn. Loại cây này ngoài dùng để chế biến món ăn còn được dân gian sử dụng n hư thuốc trị bệnh.

Lá tía tô trị bệnh gì?

Theo Ths.Bs.Nguyễn Thị Tuyết Lan (Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc – Nguyên trưởng Khoa Nội và hiện là trưởng Khoa Khám Bệnh bệnh viện YHCT Trung ương) cho hay, lá tía tô có vị cay và tính ấm, không chứa độc tính, thường tác dụng vào 3 kinh phế, tâm và tỳ. Chính vì thế, lá tía tô có tác dụng mạnh mẽ đến phổi và tim, giúp giải mồ hôi, trừ cảm cúm, ho khan hoặc ho có đờm, hen suyễn hay sổ mũi do thời tiết thay đổi. Bên cạnh đó giúp điề u trị các bệnh nêu trên, lá tía tô còn có công dụng điều trị một số bệnh lý sau đây.

1/ Bệnh đường hô hấp 

2/ Chữa đau dạ dày

Lá tía tô có chứa phần lớn hoạt chất glucosid và tanin. Đây đều là những chất chống viêm rất có ích cho dạ dày, giúp làm giảm sự điều tiết acid dạ dày và làm lành vết loét dạ dày hiệu quả. Theo các chuyên gia tiêu hóa, nếu người bệnh sử dụng lá tía tô theo dạng sắc thuốc uống không chỉ giúp làm giảm đau mà còn giúp người bệnh cảm giác ngon miệng, đồng thời, giúp tinh thần thoải mái, đi vào giấc ngủ sâu hơn.

3/ Chữa bệnh gút

Lá tía tô cũng có tác dụng giúp giảm đau khá hiệu quả đối với người mắc bệnh gút. Người bệnh chỉ cần ăn lá tía tô chung với rau mỗi ngày giúp giảm nhanh chứng sưng tấy, đau nhức do gút gây ra, đồng thời, giúp ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể dùng lá tía tô sắc thuốc như sắc thuốc bắc và uống, giúp giảm đau tốt. Bên cạnh việc dùng lá tía tô trị gút, người bệnh viêm khớp dạng thấp vẫn có thể dùng loại thảo dược tự ; nhiên này để điều trị.

4/ Giúp tinh thần thư giãn và làm đẹp da

Theo một nghiên cứu sơ bộ của Trung tâm Y tế Đại học Maryland cho hay, trong lá tía tô có chứa axit caffeic, axit rosmarinic và apigeni có tác dụng giúp điều trị chứng trầm cảm. Bên cạnh đó, tinh dầu lá tía tô khi được hấp thu qua đường hô hấp có tác dụng làm nâng cao tinh thần, giúp đầu óc thư giãn, cải thiện tâm trạng. Ngoài ra, lá tía tô cũng có công dụng trong việc làm đẹp, giúp làm chậm quá trình lão hóa da, giúp da sáng mịn và ngăn ngừa mụn tuyệt vời.

Lá tía tô trị ho – Bài thuốc thần kỳ từ nguyên liệu có sẵn trong nhà

1/ Dùng lá tía tô trị ho cho người lớn

Để cải thiện bệnh và mau chóng thoát khỏi cơn ho, người bệnh chỉ cần sử dụng khoảng 150g lá tía tô cùng với 3 củ hành tươi đem đi rửa sạch rồi thái thành từng lát mỏng cho vào cháo. Cháo hành lá tía tô không chỉ giúp bài tiết mồ hôi mà còn giúp giải cảm, làm giảm ho hiệu quả.

Người bệnh có thể dùng lá tía tô trị ho bằng cách đem lá tía tô đi đun với nước sôi thật lâu. Sau đó, lọc lấy nước và bỏ phần bã. Tiếp tục nấu nước cho đến khi thành cao. Đậu đỏ bạn đem đi sao vàng rồi nghiền thành bột trộn chung với cao lá tía tô và vo lại thành viên. Mỗi khi cơn ho xuất hiện, các bạn dùng thuốc ngậm và từ từ nuốt sẽ giúp cải thiện chứng ho hiệu quả.

2/ Dùng lá tía tô trị ho cho trẻ em

Tùy vào từng trường hợp trẻ bị ho mà cha mẹ sử dụng gia giảm nguyên liệu khác 

  • Cha mẹ dùng 1 nắm lá tía tô với vài bông hoa đu đủ đực kèm theo một ít hoa khế, tất cả đem đi rửa sạch.
  • Cho nguyên liệu vào chén và thêm một ít nước với đường phèn đem đi hấp cách thủy trong vòng 15 phút hoặc bạn cũng có thể hấp trong nồi cơm điện đều được.
  • Lấy chén ra và dùng muỗng nghiền nát hỗn hợp này sau đó lọc lấy nước và cho con trẻ uống.
  • Mỗi ngày cha mẹ cho con uống khoảng 2 – 3 lần và mỗi lần chỉ nên uống 1/2 muỗng cà phê.
  • Chỉ cần áp dụng cách làm này 5 – 7 ngày, triệu chứng ho của con sẽ được xua tan.

Hướng dẫn cách dùng lá tía tô trị sổ mũi

Theo kinh nghiệm dân gian, lá tía tô trị sổ mũi mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, để nâng cao công dụng trị bệnh, các chuyên gia thuốc y học cổ truyền khuyên bệnh nhân nên kết hợp giữa lá tía tô và gừng. Bởi gừng có công dụng trong việc tiêu đờm, ôn trung, giải độc tố, giúp trị cảm lạnh, sổ mũi và ho rất tốt.

Lá tía tô và lá kinh giới mỗi vị 100g, gừng 5g và 500ml nước lọc.

  • Đem tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị đi rửa sạch dưới vòi nước rồi vò nhẹ. Riêng gừng đem rửa sạch rồi cạo vỏ, thái thành từng lát mỏng.
  • Cho nguyên liệu vào ấm thêm nước rồi đun sôi. Khi thấy nước sôi, bạn vặn nhỏ lửa lại và hãm trong vòng 10 phút.
  • Lọc lấy nước và chia ra làm hai lần uống trong ngày. Tuy nhiên, trước khi uống, bệnh nhân nên hâm thuốc lại cho ấm.
  • Uống nước thuốc này trong vòng 5 ngày, chứng sổ mũi sẽ tự động biến mất.

  • Lá tía tô tuy không chứa độc nhưng nếu dùng lâu ngày có thể khiến cơ thể mệt mỏi, thở nông, đầu óc choáng váng, người bệnh cũng có cảm giác kém ăn và bị táo bón. Do đó, người bệnh không nên sử dụng vị thuốc này thường xuyên để chữa bệnh. Bên cạnh đó, nếu người bệnh bị cảm nóng hoặc ra nhiều mồ hôi nên cẩn thận, tốt nhất không nên sử dụng lá tía tô trị ho hay sổ mũi.
  • Các chuyên gia đưa ra khuyến cáo, bản thân lá tía tô là một trong những vị thuốc. Cho nên có thể gây ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe. Do đó, chị em đang mang thai hoặc đang trong giai đoạn cho con bú, tốt nhất không nên dùng.

Dùng lá tía tô trị ho, sổ mũi để đạt được kết quả tốt, người bệnh nên áp dụng đúng cách được hướng dẫn cùng với liều lượng cho phép, đặc biệt kiên trì sử dụng, bởi cách chữa trị dân gian này thường không cho kết quả nhanh chóng trong ngày một ngày hai. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thuốc, nếu nhận thấy bản thân có những dấu hiệu bất thường, bệnh nhân nên ngưng sử dụng và tìm đến sự chăm sóc của bác sĩ, tránh những hệ lụy không may có th& #7875; xảy ra.

Next Post Previous Post