Chàm Sữa Ở Trẻ Sơ Sinh
Những năm tháng đầu đời trẻ thường dễ mắc các bệnh về da trong đó điển hình như bệnh chàm sữa. Đây là bệnh ngoài da không nguy hiểm đến tính mạng và có thể tự khỏi. Tuy nhiên ở một số trẻ lại có những biến chứng nặng. Vì vậy việc nhận biết sớm được các triệu chứng của bệnh sẽ giúp mẹ nhanh chóng có được hợp lý cũng như biện pháp hiệu quả để cha mẹ bảo vệ con.
Chàm sữa hay còn gọi là , eczema là tình trạng lớp của trẻ bị viêm, nổi mẩn đỏ, mụn nước li ti. Vùng da bệnh thường bị khô, ngứa và bong tróc lớp vảy. Chàm sữa thường xảy ra nhiều ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 24 tháng tuổi.
Bệnh chàm sữa ở trẻ em là một bệnh rất phổ biến, đặc biệt vào mùa đông hay khi thời tiết chuyển mùa. Bệnh tiến triển theo từng đợt và có xu hướng chuyển sang mạn tính tái phát nhiều lần.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh chàm nói chung và chàm sữa nói riêng có nguyên nhân gây bệnh rất phức tạp. Chúng đến từ nhiều tác nhân khác nhau, thường được gặp như sau:
- : chàm là căn bệnh da liễu không lây nhiễm nhưng lại mang yếu tố di truyền. Vì vậy, trong gia đình nếu có bố hoặc mẹ bị chàm con cái sau khi sinh ra khả năng bị chàm cao hơn so với những đứa trẻ khác.
- : yếu tố thời tiết, chất nhuộm trong quần áo, chất tẩy rửa hay lông thú nuôi,...đều là những yếu tố có thể gây dị ứng với một vài trẻ có cơ địa nhạy cảm và gây nên chàm sữa.
- : môi trường bụi bẩn, ô nhiễm cũng có thể là tác nhân tác động đến các bệnh ngoài da và làm cho chứng chuyển biến nặng hơn.
- Bệnh cũng có thể đến từ nguồn thức ăn của mẹ. Một vài nguồn thực phẩm có thể làm bé không thích ứng được kịp thời gây ra dị ứng như: đồ tanh, hải sản, thực phẩm giàu đạm...
Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh, mà các triệu chứng ở trẻ sẽ xuất hiện khác nhau. Theo các bác sĩ da liễu, bệnh trải qua 4 giai đoạn sau:
- Bệnh khởi phát khi da trẻ xuất hiện những mẩn đỏ, mụn li ti, khi chàm vào da bé có cảm giác khô và sần sùi. Bé hay có các biểu hiện như quơ tay lên mặt hoặc chà đầu, mặt xuống gối.
- Da trẻ xuất hiện những mảng mụn nước ti li, mụn nước có thể tự vỡ và tiết dịch, trẻ hay quấy khóc do khó chịu.
- Vùng da bệnh đóng vảy, các vảy trắng nhỏ, khô nứt nẻ.
- Da bong vảy, lớp da sẫm và dày lên.
Trong giai đoạn bệnh khởi phát bệnh, do tình trạng ngứa ngáy khó chịu mà trẻ có thể có các biểu hiện như ngủ không ngon giấc, bú kém. Nếu cha mẹ không nhận biết sớm và có biện pháp chăm sóc và điều trị kịp thời, bệnh có thể chuyển biến nặng. Trẻ có thể bị sưng, lở loét da, da nhiễm khuẩn, nhiễm trùng và bội nhiễm da rất mất thời gian điều trị và gây mất thẩm mỹ.
Với làn da mỏng manh và sức đề kháng còn non yếu của trẻ thì ba mẹ cũng nên hết sức thận trọng trong việc lựa chọn các phương pháp điều trị bệnh. Có rất nhiều cách chữa chàm sữa khác nhau từ các phương pháp dân gian cho đến các thuốc điều trị trong y khoa.
Với bằng các ng uyên liệu tự nhiên có thể được sử dụng khi bệnh chàm sữa của con đang ở mức độ nhẹ. Một vài nguyên liệu phổ biến hay được sử dụng như dầu dừa, hạt núc nác, lá chè xanh, trầu không... Khi sử dụng phương pháp này cần đặc biệt lưu ý đến khâu vệ sinh tránh làm bệnh nặng hơn.
Khi bệnh ở trẻ đã chuyển biến nặng hơn, có thể phải sử dụng đến các thuốc Tây y: thuốc kháng bội nhiễm, thuốc giảm ngứa, thuốc mỡ bôi ngoài da, dung dịch sát khuẩn... Việc sử dụng các thuốc trị bệnh chàm này cần tuyệt đối tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ nguy hiểm cho trẻ.
Ngoài ra, ba mẹ cũng có thể tìm đến các kem trị chàm được chiết xuất từ tự nhiên để chữa chàm sữa an toàn cho trẻ như kem trị chàm Hope's Relief của Úc. Đây là dòng kem được chiết xuất từ các nguyên liệu thiên nhiên như lô hội, mật ong, hoa cúc... phù hợp cho da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Để chữa trị bệnh chàm cho trẻ an toàn, mẹ có thể tìm đến các kem thảo dược tự nhiên có công dụng trị chàm. Ngoài ra, để chăm sóc trẻ bị chàm cũng như phòng ngừa trẻ bị chàm, các mẹ nên tuân thủ một số lưu ý sau đây:
- Vệ sinh sạch sẽ, tắm rửa hàng ngày cho trẻ. Cắt móng tay cho trẻ thường xuyên, trẻ khi gãi mạnh có thể gây trầy xước cho da, vi khuẩn xâm nhập gây nên các bệnh ngoài da ở trẻ.
- Tránh tắm nước quá nóng cho trẻ, nhiệt độ nước tắm phù hợp nhất cho trẻ là 36 độ C. Sữa tắm và các sản phẩm gội đầu cho trẻ nên sử dụng loại có chứa ít xà phòng và không có hương liệu.
- Quần áo, khăn tắm sử dụng cho trẻ cần phải là loại mềm mại, khi lau người cho trẻ nên nhẹ nhàng tránh lau mạnh dẫn đến sát da.
- Nên thoa một lớp kem dưỡng ẩm cho trẻ ngay sau khi tắm tránh để da trẻ bị khô, cũng như ngăn ngừa các bệnh ngoài da do da khô gây nên.
- Phòng ngủ, môi trường sống xung quanh của trẻ cũng cần được vệ sinh sạch sẽ thoáng mát, tránh để nhiều bụi bẩn.