Chăm Sóc Người Bệnh Ung Thư Đại – Trực Tràng
Chăm sóc người bệnh ung thư đại – trực tràng
Ung thư đại trực tràng là bệnh phổ biến tại các nước, chiếm vị trí thứ hai trong ung thư đường tiêu hoá sau ung thư dạ dày. Chẩn đoán thường ở giai đoạn muộn, ung thư đã có di căn hoặc biến chứng, do đó kết quả điều trị bị hạn chế, điều trị chủ yếu là phẫu thuật.
BỆNH HỌC UNG THƯ ĐẠI TRÀNG
Giới: tỷ lệ Nam/Nữ = 1,1 – 1,3. Tuổi: nhiều nhất ở lứa tuổi 40–60.
Yếu tố thuận lợi:
Chế độ ăn uống: ăn nhiều chất mỡ và ít chất xơ từ thực vật.
Những thương tổn tiền ung thư có nguồn gốc từ một số thương tổn của đại tràng trước đó:
Bệnh đa polyp đại trực tràng: thường có tính gia đình.
Bệnh viêm loét đại trực tràng xuất huyết: ung thư hoá sau 5–25 năm.
Bệnh Crohn: ung thư hoá sau 5 năm.
Thương tổn có thể gặp ở mọi vị trí của ung thư đại tràng; gặp nhiều ở đại tràng chậu hông và trực tràng.
Thể sùi: thường gặp ở đại tràng phải.
Thể loét: ít khi đơn thuần, thường kết hợp sùi loét, gặp nhiều ở đại tràng phải.
Thể chai hay thâm nhiễm: thường gặp ở đại tràng trái.
Ung thư tế bào tuyến chiếm đa số với các độ biệt hoá cao, vừa và kém.
Ung thư thể keo.
Theo Dukes (1932) đã có sửa đổi:
Theo hệ thống TNM:
Tiêu chảy: kéo dài, thường nghĩ đến viêm đại tràng và đã được điều trị lâu nhưng không khỏi. Triệu chứng này thường gặp ở những người bệnh có khối u ung thư đại tràng phải và đại tràng ngang.
Táo bón: thường gặp ở những người bệnh có khối u ở đại tràng trái. Đôi khi xen kẽ những đợt tiêu chảy giống như hội chứng lỵ. Đôi khi có cảm giác đi không hết phân.
Đi tiêu ra máu: máu đỏ tươi hay phân đen tuỳ thuộc vị trí của ung thư ở đại tràng. Có biểu hiện thiếu máu toàn thân nếu chảy máu kín đáo và kéo dài.
3/4 các trường hợp ung thư đại tràng có triệu chứng đau bụng. Đau khu trú theo vị trí khối u hoặc đau dọc theo khung đại tràng.
hẹp lòng đại tràng nhưng chưa tắc hoàn toàn, biểu hiện bởi dấu hiệu Koenig: người bệnh thỉnh thoảng có cơn đau quặn bụng, nổi gò bụng và bụng trướng, sau trung tiện thì giảm đau và bụng xẹp. Hội chứng bán tắc này lặp đi lặp lại sau vài ngày hay nhiều ngày.
Nhìn: Giai đoạn sớm thường không thấy bất thường; giai đoạn muộn có di căn gan khi thăm khám thấy gan to lổn nhổn hoặc bụng báng.
Sờ: Dọc khung đại tràng tìm được vùng đau khu trú và sờ được khối u. U lổn nhổn nhiều múi, bờ không đều, mật độ cứng, di động ít nhiều, gõ đục và ấn không đau. Khi có nhiễm trùng thì u ít di động và ấn đau.
Giai đoạn sớm ít thay đổi, giai đoạn tiến triển nhìn chung thể trạng suy sụp, chán ăn, mệt mỏi, da xanh, thiếu máu vì có chảy máu, sụt cân. Đôi khi có sốt nhẹ vì nhiễm trùng.
Hình hẹp: trên phim thấy hình ảnh của một đoạn đại tràng vài phân (cm) bị thu nhỏ lại ở giữa, ngoằn ngoèo, đường bờ hai bên nham nhở, đậm nét.
Hình khuyết: hình ảnh khuyết lõm ở một bờ hay cả hai bên bờ hình của đại tràng trên phim.
Hình cắt cụt: trên phim thấy hình ảnh của đại tràng bị thu nhỏ lại, thuốc cản quang không đi qua được về phía trên.
Chụp đại tràng đối quang kép: giúp chẩn đoán chính xác các khối u nhỏ hơn 2cm mà phương pháp chụp thường đôi khi không phát hiện được.
Đây là phương pháp rất tốt để chẩn đoán vì qua nội soi nhìn rõ được hình dạng, kích thước khối u và sinh thiết để xét nghiệm mô học.
Mức bình thường của CEA trong máu là 2,5–5ng/ml.
Siêu âm bụng giúp đánh giá tình trạng di căn ở gan, di căn hạch ổ bụng.
Nhằm đánh giá sự xâm lấn của khối u ở thành trực tràng và mô xung quanh ở vùng chậu, hạch bị xâm lấn.
đánh giá di căn phổi.
Tắc ruột.
Nhiễm trùng khối u, áp xe quanh khối u.
Viêm phúc mạc.
Rò dịch tiêu hoá qua da hay rò tiêu hoá (rò nội).
Xuất huyết tiêu hoá.
Mục đích và nguyên tắc điều trị ngoại khoa là cắt bỏ được hết tổ chức ung thư với đoạn ruột và hạch mạc treo.
Phẫu thuật triệt để: cắt đại tràng hay phẫu thuật mở rộng: ngoài cắt bỏ đại tràng còn phải cắt bỏ toàn bộ một hay nhiều tạng bị ung thư xâm lấn hay di căn.
Phẫu thuật tạm bợ: phẫu thuật làm sạch, nối tắt trên và dưới khối u, đưa đoạn ruột trên khối u làm hậu môn nhân tạo.
Tắc ruột: cắt đại tràng và làm hậu môn nhân tạo trên dòng.
Áp-xe: dẫn lưu áp-xe.
Viêm phúc mạc: cắt đại tràng có u và đưa hai đầu ruột ra ngoài.
Rò: cắt đại tràng và cơ quan bị rò một thì hoặc hai thì tuỳ vị trí.
Xuất huyết tiêu hoá: cắt bỏ đại tràng có u gây xuất huyết.
Thường dùng 5 FU (5 Fluoro–Uracil) bổ túc sau phẫu thuật.
BỆNH HỌC UNG THƯ TRỰC TRÀNG
Ung thư trực tràng là ung thư 15cm cuối của đường tiêu hoá. Đây là bệnh lý gặp nhiều tại nước ta.
Giới: nam nhiều hơn nữ (Nam/Nữ = 3/2).
Tuổi: nhiều nhất ở lứa tuổi 60–69.
Yếu tố thuận lợi: chế độ ăn nhiều chất mỡ; những thương tổn tiền ung thư như những đơn polyp, đặc biệt là bướu tuyến nhánh hoặc đa polyp, có tính gia đình; bệnh viêm nhiễm: viêm loét trực tràng xuất huyết, bệnh Crohn.
Ung thư lan theo chu vi rất nhanh, lan theo chiều cao rất chậm. Ung thư ăn theo chiều sâu thành trực tràng rất quan trọng.
Hệ bạch huyết: di căn theo các chuỗi hạch từ dưới lên trên.
Di căn xa: thường di căn gan nhất.
Chảy máu trực tràng: máu chảy nhiều mỗi khi đi cầu. Máu ra trước phân, có khi theo cùng với phân hay ra sau phân. Có khi tự nhiên chảy máu ra ngoài lúc đi cầu. Đôi khi chẩn đoán là bệnh trĩ.
Hội chứng trực tràng: người bệnh đi cầu nhiều lần trong ngày. Đi không hết phân, người bệnh cảm giác mót rặn liên tục. Đi cầu không ra phân mà chỉ ra chất nhầy. Thay đổi hình dạng phân như phân dẹt, nhỏ. Táo bón, đôi khi xen kẽ với tiêu lỏng.
Đau: có cảm giác đầy tức hậu môn. Về sau, đau rõ rệt ở vùng tầng sinh môn. Đau rát hậu môn sau khi đi cầu.
Thăm trực tràng: cần xác định vị trí, độ cao, mức độ di động, tình trạng cơ thắt hậu môn của khối u.
Khám toàn diện: tìm dấu hiệu di căn như: bụng báng, gan to lổn nhổn nhiều nhân, nhiều hạch bẹn to.
Mệt mỏi, chán ăn, gầy nhanh, da xanh thiếu máu.
Nội soi trực tràng, sinh thiết: nhìn thấy trực tiếp thương tổn như hình thể khối u sùi cứng hay ổ loét. Kích thước khối u lớn, nhỏ hay chiếm toàn bộ chu vi lòng trực tràng. Xác định vị trí và giới hạn của thương tổn.
Chụp đại tràng cản quang hay chụp đại tràng đối quang kép thấy hình khuyết lõm, teo hẹp hay cắt cụt.
Các phương pháp khác: siêu âm qua lòng trực tràng, chụp cắt lớp điện toán vùng chậu, chụp cộng hưởng từ.
Kháng nguyên ung thư phôi (CEA): được dùng theo dõi sau phẫu thuật giúp phát hiện ung thư tái phát khi trên lâm sàng nhiều khi chưa có triệu chứng.
Siêu âm bụng: giúp phát hiện di căn ổ bụng như dịch báng, hạch, gan di căn…
Điều trị ung thư trực tràng chủ yếu là phẫu thuật. Các phương pháp phẫu thuật gồm:
Các phương pháp giữ lại cơ thắt hậu môn: cắt và nối đại trực tràng bằng máy hay bằng tay.
Cắt và nối đại – trực tràng theo phương pháp kéo tuột của Babcock–Bacon.
Phẫu thuật Hartmann: cắt đại tràng chậu hông và trực tràng có khối u. Đóng lại mỏm trực tràng phía dưới và đưa đại tràng chậu hông ra làm hậu môn nhân tạo.
Phương pháp cắt bỏ cơ thắt hậu môn (phẫu thuật Miles): cắt trực tràng và hậu môn qua ngã bụng và tầng sinh môn.
Mở hậu môn nhân tạo ở đại tràng chậu hông, điều trị hỗ trợ, xạ trị và hoá trị liệu.
QUY TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH UNG THƯ ĐẠI – TRỰC TRÀNG
Thông tin quan trọng về sức khoẻ như:
Tiền sử sức khoẻ: tiền sử bị ung thư vú hay ung thư tử cung, tiền sử polyp gia đình, polyp tuyến lành tính, viêm đại tràng mạn tính hay bệnh Crohn, hội chứng Gardner.
Thuốc: sử dụng thuốc có ảnh hưởng đến chức năng ruột.
Quản lý nhận thức về sức khoẻ: tiền sử gia đình có ung thư, đặc biệt ung thư vú, tử cung, ung thư đại – trực tràng, yếu, mệt.
Chuyển hoá dinh dưỡng: giảm cân, chán ăn, buồn nôn, ói.
Bài tiết: thay đổi thói quen đi cầu, đi cầu táo bón hay tiêu chảy, chảy máu trực tràng, phân nhầy, đen, phân đen như hắc ín, hơi trong dạ dày nhiều, đi cầu phân ít, nhiều lần.
Cảm giác: đau bụng vùng thấp.
Tiêu hoá: khối u ở bụng, căng trướng, bụng ascites.
Dấu hiệu khác: thiếu máu, sinh thiết cho kết quả (+), X quang đại tràng có cản quang thấy hình khuyết lõm, teo hẹp hay cắt cụt.
CHĂM SÓC TRƯỚC PHẪU THUẬT
Chăm sóc người bệnh cắt đại tràng giống như phẫu thuật tiêu hoá nhưng cần chuẩn bị đại tràng thật sạch. Điều dưỡng sẽ thụt tháo 3 ngày liên tiếp, ngày thứ 3 thì thụt tháo vào đêm trước phẫu thuật và sáng hôm phẫu thuật. Người bệnh ăn ít thức ăn có xơ trong những ngày này, chú ý vẫn ăn uống bình thường trong ngày 1, 2. Ngày thứ 3 ăn loãng, uống sữa, tối nhịn ăn hoàn toàn đến sáng hôm phẫu thuật. Từ thập niên 1980, phương pháp uống hỗn hợp dịch th̐ 9;m thấu và điện giải như Polyethylene glycol (Fortrans) được đề xuất thay thế phương pháp nhịn ăn và thụt tháo. Chiều trước ngày mổ, người bệnh uống 3–5 lít dịch này trong vòng 3 giờ. Tuy nhiên phương pháp này chống chỉ định sử dụng khi người bệnh bị viêm đại tràng cấp hoặc tắc ruột do u.
Tâm lý: cần cung cấp thông tin cho người bệnh về phương pháp phẫu thuật và phương pháp gây mê, thời gian phẫu thuật, thời gian lưu lại khoa hậu phẫu. Quan trọng nhất là thông báo cho người bệnh về hậu môn nhân tạo mà người bệnh sẽ có sau phẫu thuật Miles hay phẫu thuật Hartmann. Điều dưỡng cần chuẩn bị đối phó với người bệnh về vấn đề này, bởi vì họ sẽ phản đối, giận dữ, thất vọng và chán nản, đôi khi từ chối phẫu thuật. Điều dưỡng cần cho người b& #7879;nh tiếp xúc với những người mang hậu môn nhân tạo, cho người bệnh tham gia vào câu lạc bộ những người mang hậu môn nhân tạo, cung cấp sách báo về cách hướng dẫn người bệnh có hậu môn nhân tạo, và trên hết điều dưỡng hướng dẫn người bệnh cách chăm sóc hậu môn nhân tạo cũng như thông tin về những khó khăn khi có hậu môn nhân tạo. Vấn đề khó khăn thứ hai của người bệnh là vấn đề truyền hoá trị sau phẫu thuật.
Các chăm sóc trước phẫu thuật thì thực hiện như các chăm sóc trước phẫu thuật thường quy trong bài chăm sóc trước phẫu thuật.
CHĂM SÓC SAU PHẪU THUẬT
Tổng trạng: người bệnh có dấu hiệu mệt mỏi, tình trạng da niêm, có dấu hiệu mất nước, khô da, tái.
Tình trạng bụng: người bệnh có đau bụng không và đau vùng nào, tính chất của cơn đau. Tình trạng căng trướng bụng sau phẫu thuật, tình trạng nhu động ruột đã có chưa.
Hậu môn nhân tạo: màu sắc niêm mạc ruột, đã mở hay chưa mở hậu môn, phân có ra không, kiểu hậu môn nhân tạo.
Dẫn lưu: dẫn lưu từ vị trí nào trong ổ bụng, số lượng, màu sắc, tính chất của dịch, hệ thống có hoạt động không, câu nối đúng chưa.
Vết mổ: chiều dài vết mổ, vị trí, có bao nhiêu vết mổ. Tình trạng vết mổ khô, sạch hay bẩn, may chỉ thép hay chỉ thường, mùi hôi...
Dấu chứng sinh tồn: lưu ý mạch và huyết áp nói lên tình trạng mất nước sau phẫu thuật, nhiệt độ của người bệnh nói lên tình trạng nhiễm trùng.
Nước tiểu: theo dõi mỗi giờ, số lượng, màu sắc, tính chất. Vết thương tầng sinh môn: tình trạng dịch ra, dẫn lưu, mùi.
Tình trạng bụng: đau bụng vùng nào, điều dưỡng cần thăm khám để xác định vị trí đau, tính chất đau và mức độ đau. Trong những ngày đầu sau phẫu thuật người bệnh thường có nguy cơ viêm phúc mạc hay tắc ruột sau phẫu thuật, vì thế bất kỳ đau bụng nào của người bệnh thì điều dưỡng cũng đến thăm khám ngay.
Nhu động ruột sau phẫu thuật: cần theo dõi sát tình trạng nhu động ruột của người bệnh. Khuyến khích người bệnh thở sâu để kích thích nhu động ruột. Cho người bệnh ngồi dậy sớm. Nếu sau phẫu thuật 3 ngày mà chưa có nhu động ruột thì nên báo bác sĩ.
Sau phẫu thuật cắt đại tràng sẽ có 2 vết thương: một là vết thương trên thành bụng và vết thương tầng sinh môn. Ngoài ra, người bệnh còn có thể có dẫn lưu và hậu môn nhân tạo trên thành bụng. Điều dưỡng cần chăm sóc vết thương theo thứ tự từ sạch đến nhiễm. Chăm sóc vết mổ trước rồi đến dẫn lưu, thay vết thương tầng sinh môn và cuối cùng là hậu môn nhân tạo. Lưu ý, trong trường hợp hậu môn nhân tạo quá bẩn, điều dưỡng thay băng hậu mô n nhân tạo trước rồi soạn mâm thay băng khác để thay băng vết mổ, dẫn lưu và vết thương tầng sinh môn. Với hậu môn nhân tạo nên đặt túi chứa phân sớm là tốt nhất để tránh phân tràn qua vết mổ và dẫn lưu. Băng vết mổ phải có khoảng cách an toàn tránh thấm dịch bẩn vào vết mổ. Người bệnh cắt đại tràng do ung thư có nguy cơ bục hay xì rò miệng nối sau phẫu thuật. Điều dưỡng cần theo dõi tình trạng bụng người bệnh có đau không, nếu đau bụng nhiều hơn k èm thêm bụng trướng và dịch ra dẫn lưu nhiều hơn thì cần báo ngay bác sĩ . Nếu dịch qua dẫn lưu với số lượng nhiều và có màu vàng sệt hay lợn cợn thì đây thường là dịch ruột hay rò phân. Điều dưỡng báo bác sĩ đồng thời chăm sóc tích cực ngăn ngừa rôm lở da sau phẫu thuật và theo dõi nước xuất nhập để tránh tình trạng mất nước và suy kiệt sau phẫu thuật.
Vết thương tầng sinh môn: cần cho người bệnh ngâm rửa ngày 3 lần trong nước ấm, mỗi lần 20 phút, sau đó băng vết thương lại. Điều dưỡng theo dõi tính chất, màu sắc và số lượng dịch. Dinh dưỡng: người bệnh có nhu động ruột thì cho ăn bình thường.
Hướng dẫn người bệnh cách chăm sóc hậu môn nhân tạo (xem bài Chăm sóc người bệnh có hậu môn nhân tạo – Điều dưỡng Ngoại 2).
Dẫn lưu: theo dõi số lượng, màu sắc và tính chất dịch. Rút sớm theo y lệnh.
Theo dõi dấu chứng sinh tồn thường xuyên trong ngày. Theo dõi nhiệt độ để phát hiện sớm biến chứng của người bệnh có thể xảy ra là viêm phúc mạc do bục miệng nối và những nguy cơ khác như nhiễm trùng tiểu, mất nước.
Theo dõi các biến chứng sau phẫu thuật: viêm phúc mạc, tắc ruột, bục xì miệng nối, vết thương không lành, biến chứng hậu môn nhân tạo, ung thư tái phát, di căn.
Tâm lý sau phẫu thuật: người bệnh thường rơi vào tâm trạng lo lắng, thất vọng và chán nản. Điều dưỡng cần làm công tác tư tưởng cho người bệnh.
Sau mổ đại tràng người bệnh thường trướng bụng, cần theo dõi các triệu chứng kèm theo như đau bụng. Điều dưỡng nên theo dõi dịch dẫn lưu qua ống Levine và hút dịch dạ dày cho người bệnh. Cần chăm sóc răng miệng người bệnh 3 lần/ngày và làm ẩm răng miệng, vì do đặt ống Levine nên người bệnh phải thở qua miệng nhiều hơn nên dễ bị khô môi, miệng. Theo dõi dấu hiệu khó thở và cho người bệnh nằm tư thế Fowler. Điều dưỡng đo vòng bụng người bệnh để đá nh giá và so sánh mức độ trướng bụng. Hướng dẫn người bệnh cách thở sâu, xoay trở, vận động.
Báo và giải thích cho người bệnh để ổn định về mặt tâm lý vì việc đi cầu bằng hậu môn nhân tạo vĩnh viễn có thể khiến người bệnh mặc cảm. Hướng dẫn người bệnh cách chăm sóc hậu môn, cách đi cầu, cách tắm rửa, cách sinh hoạt tình dục, chế độ ăn. Cần cho người bệnh gặp gỡ các người bệnh có hậu môn nhân tạo, tham gia câu lạc bộ những người có hậu môn nhân tạo, xem sách báo, phim ảnh. Ngoài ra, cần giải thích và hướng dẫn người nhà về h ậu môn nhân tạo để họ thích nghi sống cùng người bệnh.
Không kiêng ăn sau phẫu thuật cắt đại tràng, khi có nhu động ruột thì cho người bệnh ăn trừ trường hợp đặc biệt thì thực hiện theo y lệnh thầy thuốc. Điều dưỡng theo dõi sát nước xuất nhập khi người bệnh có hậu môn nhân tạo. Cần lưu ý tình trạng suy kiệt mất nước khi người bệnh bị rò dịch tiêu hoá sau phẫu thuật. Điều dưỡng cần thực hiện truyền dịch, bù nước và các chất dinh dưỡng nếu phải nhịn ăn. Theo dõi cân nặng thường xuyên. Trong các trường hợp bình thường thì hướng dẫn người bệnh ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng.
Đây là vết thương dẫn lưu các dịch ứ đọng trong phẫu thuật. Do cắt khối u, cắt trọn trực tràng và cắt cơ hậu môn nên dịch ra rất nhiều và nguy cơ nhiễm trùng cao do vết thương rộng, sâu, và nằm nơi ẩm thấp. Điều dưỡng cho người bệnh ngâm rửa ngày 3 lần hay nhiều hơn và băng lại. Theo dõi dịch xì rò qua vết thương, theo dõi mùi hôi. Nhằm đảm bảo vết thương khô sạch, nên sau mổ ống thông tiểu sẽ lưu lại lâu hơn để tránh nước tiểu thấm vào vết thư) 7;ng gây nhiễm trùng.
Nhằm giữ vết thương tầng sinh môn khô sạch và tránh cho người bệnh bí tiểu nên sau mổ phẫu thuật viên thường chỉ định lưu thông tiểu đến ngày thứ 5. Điều dưỡng cần chăm sóc hệ thống dẫn lưu nước tiểu sạch sẽ, thông. Chăm sóc bộ phận sinh dục hằng ngày. Do đặt lâu ngày nên trước khi rút ống thông tiểu, điều dưỡng cần tập bàng quang cho người bệnh. Nếu không cần theo dõi nước xuất nhập mỗi ngày thì điều dưỡng có thể cột ống để tập bàn g quang cho người bệnh.
Do vết mổ ở vị trí gần hậu môn nhân tạo và dẫn lưu nên để tránh nhiễm trùng vết mổ, điều dưỡng cần dán túi hứng phân cho người bệnh. Khi băng vết mổ nên có khoảng cách với hậu môn nhân tạo tránh phân thấm qua băng vết mổ. Khuyên người bệnh thường nằm nghiêng về phía có dẫn lưu hay hậu môn nhân tạo. Nên xoay người về phía hậu môn nhân tạo trước khi ngồi dậy. Theo dõi nhiệt độ người bệnh để phát hiện tình trạng nhiễm trùng. Theo dõi xét nghiệm VS, công thức bạch cầu. Theo dõi dấu hiệu nhiễm trùng toàn thân như sốt, môi khô, lưỡi bẩn, rối loạn tiêu hoá.
Có rất nhiều nguyên nhân xì rò dịch sau phẫu thuật, trong đó có suy dinh dưỡng. Điều dưỡng cần theo dõi và chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh để tránh nguy cơ rò dịch. Dấu hiệu rò dịch sau phẫu thuật là nước ra từ vết mổ hay dẫn lưu với số lượng nhiều, có mùi phân hay mùi tanh của dịch ruột, lợn cợn vàng, có màu ánh xanh. Nếu số lượng dịch quá nhiều điều dưỡng có thể cho hút dịch để tránh tràn ra thành bụng, đồng thời cũng để theo dõi chính xác lượ ng dịch ra. Nếu số lượng dịch ra ít thì điều dưỡng đặt túi dán hứng dịch cho người bệnh. Chăm sóc phòng ngừa lở da do dịch ruột. Theo dõi sát nước xuất nhập và tránh tình trạng mất nước cho người bệnh.
GIÁO DỤC SỨC KHOẺ NGƯỜI BỆNH
Khi nằm viện: hướng dẫn người bệnh cách ngồi dậy đi lại, cách vận động sau phẫu thuật.
Hướng dẫn người bệnh cách tự chăm sóc hậu môn nhân tạo, cách sinh hoạt khi có hậu môn nhân tạo.
Khi xuất viện: hướng dẫn người bệnh về cách ăn uống, theo dõi biến chứng của bệnh, cách chăm sóc hậu môn nhân tạo, cách chăm sóc vết thương tầng sinh môn. Tái khám theo lịch hẹn.
Chuẩn bị cho người bệnh truyền hoá chất sau mổ: thời gian, số lần truyền, các tác dụng phụ của thuốc, cách xử trí khi có các triệu chứng. Công tác tư tưởng cho người bệnh an tâm.
LƯỢNG GIÁ
Người bệnh an tâm điều trị, người bệnh biết cách tự chăm sóc hậu môn nhân tạo.
Người bệnh an tâm khi truyền hoá chất trị liệu.
Người bệnh biết cách theo dõi các dấu hiệu bất thường và biết nơi để tái khám hay nhập viện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sally Brozenac. Nursing Care of Patients with Disorders of the Lower Gastrointestinal System, in Medical Surgical Nursing Foundations for Clinical Practice, 2nd ed., W.B. Saunders company (1998): 1100– 1107.
Margaret Heitkemper, Linda Sawchuck. Nursing role in Management Problems of Absorption and Elimination, in Medical Surgical Nursing, 4th ed., Lewis Collier Heitkemper/MOSBY 1992: 1242–1249.
Debra C. Broadwell. Gastrointestinal System, in Mosby's Manual of clinical nursing, 2nd ed., Mosby Company (1986): 813–830.
Suzanne C. Smelltzer, Brenda G, Bare, Management of patients with intestinal and rectal disorders, Bruner and Suddarth's textbook of medical surgical nursing 7th ed, J.P Lippincott Company 1988: 948–949.
Võ Tấn Long. Ung thư trực tràng, Ung thư đại tràng, trong Bệnh học ngoại khoa tiêu hoá, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh (2003), trang 207–215.
Võ Tấn Long. Điều trị ngoại khoa ung thư đại trực tràng, điều trị ngoại khoa tiêu hoá, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh (2004), trang 139.