Tìm Hiểu Cách Điều Trị Ung Thư Đại Tràng Hiệu Quả
1. Nguyên nhân ung thư đại tràng
Theo các chuyên gia y tế, đa số các trường hợp ung thư đại tràng được hình thành từ các polyp tuyến. Mặc dù không phải tất cả các trường hợp đều có khả năng trở thành ung thư nhưng cũng không loại trừ khả năng tiến triển ác tính do tính chất, kích thước của khối polyp ở đại tràng.
Ngoài ra, nguyên nhân gây ung thư đại tràng còn phải kể đến là:
- Từng mắc bệnh Crohn, viêm đại tràng mạn tính, viêm loét đại tràng không được điều trị triệt để
- Có chế độ ăn uống không khoa học, thường xuyên ăn những thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ, chế biến sẵn; chế độ ăn ít chất xơ, thường xuyên rượu bia, thuốc lá...
- Tiền sử gia đình mắc ung thư đại tràng
- Thừa cân - béo phì
- Người trên 50 tuổi
2. Triệu chứng bệnh ung thư đại tràng
Thông thường, các triệu chứng ung thư đại tràng giai đoạn đầu không rõ ràng và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý đường ruột khác nên nhiều người chủ quan. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh sẽ thấy:
Khi bị ung thư đại tràng, người bệnh sẽ thấy thay đổi trong các nhu động ruột. Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa xuất hiện thường xuyên như táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu, phân có chất nhầy.
Thay đổi liên tục trong các hoạt động của ruột là triệu chứng thường gặp khi mắc ung thư đại tràng
Người bệnh ung thư đại tràng sẽ gặp phải tình trạng chán ăn, khó tiêu, mất cảm giác ngon miệng. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe nên người bệnh cần đi khám ngay.
Đây cũng là triệu chứng thường gặp khi bị ung thư đại tràng. Người bệnh sẽ đại tiện kèm theo máu đỏ tươi, nhỏ giọt hoặc máu phủ lên phân. Ở giai đoạn cuối, lượng máu trong phân có thể xuất hiện nhiều hơn.
Đi ngoài phân đen có thể do nhiều nguyên nhân như dùng thuốc, chế độ ăn uống nhưng cũng không loại trừ khả năng bị ung thư đại tràng.
Khi bị ung thư đại tràng người bệnh còn thấy xuất hiện triệu chứng đại tiện phân đen Ngoài các triệu chứng điển hình nêu trên người bệnh ung thư đại tràng còn gặp phải tình trạng sụt giảm cân nặng nghiêm trọng, cơ thể mệt mỏi, suy nhược kéo dài, ăn uống kém...
Hiện nay, có rất nhiều xét nghiệm ung thư đại tràng giúp chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Một số xét nghiệm phổ biến là: xét nghiệm phân tử các khối u, xét nghiệm máu, nội soi đại tràng, sinh thiết.
- Nội soi đại tràng: giúp bác sĩ quan sát toàn bộ bên trong trực tràng và đại tràng giúp phát hiện những dấu hiệu của ung thư.
- Xét nghiệm máu: Khi khối u xuất hiện ở đại tràng có thể làm tăng CEA (tên viết tắt của kháng nguyên carcinoembryonic). Đây là kháng nguyên có thể tăng trong nhiều bệnh lý trong đó có ung thư đại tràng. Bên cạnh đó, xét nghiệm máu trong phân là một trong những xét nghiệm đơn giản giúp tìm ra những dấu hiệu bất thường ban đầu của ung thư đại tràng.
- Sinh thiết: đây là xét nghiệm y khoa phổ biến. Các bác sĩ có thể thực hiện trong quá trình nội soi đại tràng.
4. Cách điều trị ung thư đại tràng
Ung thư đại tràng có thể chữa khỏi với tỷ lệ sống cao nếu được phát hiện và điều trị ngay từ giai đoạn đầu.
Hiện nay, có nhiều cách điều trị ung thư đại tràng hiệu quả như:
Đây là phương pháp cắt bỏ đại tràng truyền thống. Sau khi gây mê bác sĩ sẽ tiến hành rạch một đường lớn trên ổ bụng để tiếp xúc được với vị trí khối u trong đại tràng. Sau đó bác sĩ sẽ dùng các dụng cụ cần thiết để cắt bỏ một phần đại tràng bị ung thư và một số mô lành xung quanh, đề phòng trường hợp tế bào ung thư lây lan ra xung quanh. Một số bệnh nhân phải phẫu thuật cắt toàn bộ đại tràng nếu tế bào ung thư đã xâm lấn rộng.
Phương pháp phẫu thuật ung thư đại tràng này thường được áp dụng cho những bệnh nhân mắc ung thư đại tràng giai đoạn đầu - khi khối u còn nhỏ, chưa xâm lấn sang các nơi khác. Đây là kỹ thuật xâm lấn tối thiểu, ít gây tổn hại đến các mô lành xung quanh. Vết mổ nhỏ nên ít để lại sẹo, ít đau hơn và bệnh nhân cũng nhanh hồi phục hơn so với mổ hở.
Một số bệnh nhân có khối u quá lớn gây tắc hoặc làm thủng đại tràng thì bệnh nhân sẽ được đặt ống thông hoặc phải phẫu thuật để đặt hậu môn nhân tạo. Trong trường hợp này bác sĩ sẽ tạo 1 lỗ thoát trong da ở ổ bụng và nối với phần cuối của đại tràng để đưa các chất thải ra ngoài.
Sau phẫu thuật nếu tế bào ung thư còn sót lại bệnh nhân có thể tiếp tục được xạ trị hoặc hóa trị bổ trợ.
Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính cho những trường hợp ung thư đại tràng
Hóa trị là phương pháp sử dụng hóa chất nhằm thu nhỏ kích thước khối u trước khi tiến hành phẫu thuật hoặc tiêu diệt hoàn toàn tế bào ung thư sau khi đã phẫu thuật cắt bỏ. Phương pháp này giúp làm giảm triệu chứng và ngăn chặn khả năng tăng trưởng và phân chia tế bào ung thư.
Xạ trị được sử dụng trước khi phẫu thuật nhằm thu nhỏ kích thước khối u. Xạ trị cũng có thể dùng sau phẫu thuật hoặc kết hợp với hóa trị nhằm tăng hiệu quả của quá trình điều trị bệnh.
Liệu pháp trúng đích nhắm tới các gen cụ thể của tế bào ung thư hoặc protein, giúp tiêu diệt hoàn toàn tế bào ung thư.
5. Mắc bệnh ung thư đại tràng sống được bao lâu?
Tỷ lệ sống của người bệnh ung thư đại tràng phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, mức độ và độ tuổi, tình trạng sức khỏe của từng người.
- Giai đoạn I: Tỷ lệ sống sau 5 năm của người bệnh có thể đạt 92%.
- Giai đoạn II: Tỷ lệ sống từ 63-87%.
- Giai đoạn III: Tỷ lệ sống từ 53-89%.
- Giai đoạn IV: Tỷ lệ sống chỉ còn khoảng 11%.
Ung thư đại tràng nếu được phát hiện và điều trị sớm ngay từ giai đoạn đầu, tỷ lệ sống tăng cao. Vì thế, việc chủ động tầm soát sớm ung thư là rất cần thiết giúp phát hiện sớm bệnh.