Ho Khan Lâu Ngày Không Khỏi Là Bệnh Gì
Ho là phản xạ của cơ thể giúp đào thải các chất lạ, dị vật ra khỏi cơ thể để bảo vệ đường hô hấp. Có nhiều kiểu ho khác nhau, mỗi kiểu có thể cảnh báo những tình trạng sức khỏe khác nhau. Dựa vào những triệu chứng này có thể phần nào xác định được bạn đang bị bệnh gì về đường hô hấp.
Ho khan là tình trạng ho không có đờm hoặc nếu có thì lượng rất ít. Các cơn ho thường kèm theo rát cổ, tức ngực. Nhiều người bị các cơn ho kéo dài lâu ngày không khỏi. Ho khan không phải là 1 căn bệnh mà đây là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau. Thông thường, ho khan nhiều là điển hình của các bệnh lý gây ra bởi virus
Tùy thuộc vào nguyên nhân, thời gian và cách thức xảy ra ho thì có thể phân biệt các loại ho khan khác nhau cụ thể như:
- Ho khan khô: Đây là loại ho cực kỳ khó chịu, các cơn ho liên tục và dai dẳng
- Ho khan kéo dài: tình trạng ho dai dẳng khi kéo dài hơn 3 tuần và trở thành dạng mãn tính khi kéo dài trên 8 tuần
- Ho do dị ứng: đó là loại ho xảy ra ở những người mắc các bệnh dị ứng ảnh hưởng đến đường thở
- Ho do trào ngược dạ dày: nguyên nhân do sự gia tăng chất lỏng có tính axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản gây ra sự kích thích niêm mạc.
- Ho do bệnh tim: đây là loại ho do một số vấn đề về tim mạch gây ra
- Ho khan ra máu có thể là dấu hiệu cảnh bảo các bệnh như viêm phổi, lao, ung thư phổi. Thường xảy ra đột ngột
- Kích thích đường thở và viêm
- Đau rát cổ họng
- Đau tức ngực
- Sốt (nhất là với các bệnh nhiễm trùng)
- Ngứa mũi, ngứa họng (cho thấy có dị ứng)
- Thở khò khè (dấu hiệu phổ biến của dị ứng và hen suyễn)
- Khó nuốt, ợ nóng (điển hình của bệnh trào ngược dạ dày thực quản)
Các nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể có nguồn gốc từ bệnh lý (ví dụ nhiễm trùng, dị ứng hoặc các bệnh về đường hô hấp khác...) hoặc có bản chất tự nhiên (ví dụ như hít phải các chất kích thích, khói, bụi, phấn hoa...) và cũng có thể ho khan gây ra bởi tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc hạ huyết áp, thuốc ức chế men chuyển...
Vậy cụ thể ho khan kéo dài là bị bệnh gì?
Đây là bệnh mãn tính khiến niêm mạc phế quản bị viêm, sưng, kích ứng dẫn đến co thắt làm hẹp đường thở, giảm lưu thông không khi. Triệu chứng của bệnh là các cơn ho khan khó thở, tức ngực, mệt mỏi, thở khò khè. Nếu xảy ra vào ban đêm thì có thể gây mất ngủ.
Ho khan kéo dài có thể là một trong những triệu chứng của bệnh COPD. Đây là bệnh mãn tính tiến triển xấu dần theo thời gian khiến bệnh nhân bị khó thở. Thường gặp ở người hút thuốc lá, tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm, chất kích thích gây viê,
Là tình trạng ống phế quản phổi bị sưng viêm với triệu chứng ho khan tức ngực, khó thở, thở khò khè, sốt, ớn lạnh, mệt mỏi. Dạng cấp tính có thể khỏi trong vài ngày những các cơn ho vẫn có thể tiếp tục xuất hiện trong những ngày sau đó.
Các dấu hiệu cho thấy bạn đang bị các vấn đề về tim mạch bao gồm khó thở khi nằm, cơ thể mệt mỏi, tim đập nhanh mạnh, hay bị chóng mặt, hoa mắt, mắt cá chân bị sưng và bị ho khan vào ban đêm. Bệnh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và cần điều trị sớm.
Ho khan mãn tính và dai dẳng đôi khi có thể cảnh báo một dạng khí phế thũng phổi (một bệnh lý phức tạp ảnh hưởng đến phổi có xu hướng xấu đi dần dần, thoái hóa thành suy hô hấp).
Ho khan kéo dài là triệu chứng điển hình của viêm thanh quản cấp tính nhưng rất may, bệnh có xu hướng tự khỏi trong một thời gian ngắn.
Ở giai đoạn đầu, bệnh ho gà biểu hiện bằng nhiều cơn ho ngắn và liên tục, dẫn đến một sự ồn ào không thể nhầm lẫn có thể so sánh với tiếng kêu chói tai.
Ở một số bệnh nhân, tiếp xúc với chất gây dị ứng cũng có thể gây ra các triệu chứng như ho khan dai dẳng, đặc trưng bởi thở khò khè, rên rỉ và khó thở.
Nếu ho khan không được điều trị kịp thời (sau khi chẩn đoán chính xác để xác định nguyên nhân gây ra nó), sự xuất hiện liên tục của triệu chứng có thể dẫn đến các biến chứng như:
Có rất nhiều cách khác nhau để giảm cơn ho như sử dụng mẹo dân gian, các bài thuốc từ dược liệu thiên nhiên, sử dụng thuốc Tây...
Việc sử dụng thuốc dựa vào nguyên nhân gây ho khan là gì. Sau khi chẩn đoán chính xác bệnh thì bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp để tăng tốc độ phục hồi. Các loại thuốc được sử dụng nhiều nhất là thuốc an thần có tác dụng làm dịu cơn ho, giảm phản xạ ho.
- Ho do hen: Sử dụng thuốc chống hen như salbutamol, theophylline và các dẫn xuất, axit chromoglycic, v.v. hoặc dùng glucocorticoids
- Ho do COPD: bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc như thuốc giãn phế quản (ví dụ Formoterol, Difillin, v.v.), thuốc kháng sinh, cortisone (thuốc xịt)
- Ho khan do viêm phế quản: bệnh nhân sẽ phải điều trị bằng kháng sinh với các loại thuốc như Amoxicillin, Azithromycin, v.v. Để tăng tốc độ thuyên giảm các triệu chứng (bao gồm ho) thì dùng thuốc chống ho, thuốc giãn phế quản và cortisone.
- Thuốc trị ho gà: sử dụng kháng sinh chống lại Bordetella Pertussis (ví dụ Erythromycin và Clarithromycin). Để giảm triệu chứng, bệnh nhân cũng có thể dùng thuốc ức chế ho và cortisone như codein và dextromethorphan.
- Ho do viêm phổi: sử dụng thuốc chống ho như dextromethorphan hoặc dùng mật ong. Khi cần thiết có thể dùng thuốc kháng virus.
Muối có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm, làm dịu cổ họng bị đau rát rất tốt nên bạn có thể súc miệng bằng nước muối loãng hàng ngày. Pha 1 thìa muối trắng vào cốc nước ấm. Súc miệng, súc họng trong khoảng 1 phút rồi nhỏ ra. Nên thực hiện đều đặn mỗi ngày khoảng 3 lần sau các bữa ăn.
Theo đông y, gừng có tính ấm, mùi thăm, vị cay có tác dụng tốt trong chống viêm, sát trùng giúp giảm ho nhanh chóng, lành tính
- Gừng tươi cạo sạch vỏ thái thành các lát mỏng
- Khi ho ăn vài lát gừng tươi sẽ cảm thấy dễ chịu hơn
- Có thể kết hợp gừng và mật ong để pha trà uống nhâm nhi từng ngụm
Mật ong là một chất có tác dụng kháng sinh tự nhiên chứa nhiều vitamin và các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể giúp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả. Có nhiều cách sử dụng mật ong để giảm ho nhưng cách đơn giản nhất là pha một ly trà chanh ấm rồi thêm mật ong để uống hàng ngày.
Trong củ cải trắng rất giàu vitamin C, chất xơ, phytochemical và anthocyanins giúp giảm ho, cảm cúm, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Bạn có thể xay nhỏ 1 củ cải trắng rồi trộn với mật ong mang đi hấp trong 20 phút. Mỗi ngày ăn hỗn hợp này 3 lần, mỗi lần 2 thìa.
- Nguyên tắc chính để ngăn ngừa tình trạng này là không hút thuốc lá, tránh tối đa tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm.
- Giữ môi trường sống và làm việc có độ ẩm phù hợp từ 40-60% bằng cách sử dụng máy phun sương
- Để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp trên và ho khan bạn nên giữ ấm cho cơ thể trong những ngày thời tiết lạnh
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với những người đang bị bệnh về đường hô hấp vì có khả năng lây nhiễm cao
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng để tiêu diệt mầm bệnh
- Tập thể dục thường xuyên và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng vào chế độ ăn uống hàng ngày giúp tăng cường sức đề kháng và miễn dịch của cơ thể
Nếu người bệnh đã tìm đủ mọi cách chữa ho khán nhưng không mang lại hiệu quả thì có thể tham khảo bài thuốc được NSƯT Trần Đức giới thiệu trong chương trình "Cơ thể bạn nói gì" - VTV2. Ông bị ho dai dẳng lâu ngày, ảnh hưởng nghiêm trọng tới công việc diễn viên. Tuy nhiên, sau khi được bác sĩ cho sử dụng 3 liệu trình Cao Bổ Phế, ông đã có thể trở lại nếp sống và công việc bình thường.
Thành phần trong Cao Bổ Phế là sự hội tụ của bát vị bình phế - vị thuốc kinh điển trong Đông y là: Tang Bạch Bì, Trần Bì, Kim Ngân Hoa, Bách Bộ, Cát Cánh, La Bạc Tử, Kinh Giới và Cải Trời. Các vị thuốc được kết hợp một cách khéo léo với nhau theo một "Tỷ lệ vàng" để vừa tự phát huy công năng, vừa hỗ trợ vị khác, đưa đến kết quả điều trị cuối cùng tốt nhất.
Hiệu quả điều trị của bài thuốc trị ho khan bằng Cao Bổ Phế:
- Sau 5-7 ngày: Người bệnh dùng Cao Bổ Phế sẽ thấy các triệu chứng như đau rát cổ họng, ngứa cổ họng, ho khan... thuyên giảm đến 40%.
- Sau 10-15 ngày: Dứt điểm tình trạng ho khan, ho có đờm, niêm mạc đường hô hấp hết viêm sưng, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Con số hơn 10.000 trường hợp đã được điều trị thành công nhờ Cao Bổ Phế Tâm Minh Đường chỉ sau hơn 5 năm ra mắt đã chứng minh tính hiệu quả của bài thuốc trị ho khan này.