Bác Sĩ Khuyên Người Bị Ung Thư Nên Ăn Gì?
Dinh dưỡng rất quan trọng vì giúp người bệnh có đủ sức khỏe để theo được quá trình điều trị, liệu pháp điều trị nặng nề đối với bệnh nhân ung thư. Thế nào là chế độ dinh dưỡng hợp lý?
Có hàng trăm loại ung thư. Mỗi loại ung thư lại có những gia đoạn khác nhau, tùy theo giai đoạn lại có những cách thức điều trị khách nhau (mổ, hóa trị, xạ trị...). Vấn đề này rất rộng nhưng tôi thấy nó rất quan trọng nên tôi mong nói gọn cho bà con, chứ không thể nói hết được.
Cơ thể người bệnh cần khỏe mạnh để chịu được điều trị. Nhiều người sợ, thấy bệnh rồi nên kiêng cữ quá mức. Thậm chí chỉ ăn có gạo lứt muối mè. Tôi không phê bình gạo lứt muối mè, nhưng mà đối với người bệnh chờ điều trị như vậy thì không đúng. Cho nên phải làm sao cho cơ thể đủ sức chịu đựng.
Vì thế phải ăn đủ, hài hòa giúp cơ thể đủ sức khỏe. Chế độ ăn phải có chất đạm như thịt cá, cá nhiều hơn thịt thì tốt, thịt đỏ thì ít mỡ (thịt nạc),... Rau, trái cây cung cấp vitamin và chất khoáng, cho cơ thể để chống lại bệnh. Nhiều người nghĩ bổ sung vitamin bằng cách uống thật nhiều thuốc bổ, không đúng đâu. Cơ thể cần vitamin qua rau trái tươi, đúng mức. Nếu có dùng thêm thuốc bổ thì bác sĩ sẽ cân nhắc, nhưng cũng đừng ham quá, dùng nhiều ch 7859;ng những không có lợi mà có khi lại còn cản trở điều trị. Bà con mình không thể ngờ những vấn đề này đâu.
Không ăn mỡ nhiều quá, không ăn mặn quá, không ăn ngọt quá, không ăn khét quá,... Nên ăn những thực phẩm nhiều chất xơ, uống đủ nước. Nhất là những người bệnh dùng hóa trị, xạ trị thì phải uống nhiều nước hơn nữa.
Tôi chỉ nói chung là không kiêng cữ quá lố, ăn uống cho đầy đủ chất để cơ thể có đầy đủ sức để chịu đựng. Về sau khi điều trị đã ổn, mình mới kỹ lưỡng theo cái cách nào cần thiết. Tôi tóm lại như vậy.
Nếu nói bị ung thư gan phải ăn như thế nào, ung thư bao tử ăn như thế nào thì sẽ nói hoài không hết. Những phần riêng đặc biệt đó, bác sĩ điều trị, điều dưỡng,... sẽ nói cụ thể cho bệnh nhân. Tôi chỉ nói những nét chung. Ví dụ bị bệnh, chờ mổ, đương mổ,... rất mệt mỏi, biếng ăn thì nên chia bữa ăn nhỏ ra, chứ không phải ăn thật no. Các món ăn nếu mình thèm thì không nên kiêng cữ. Trước khi ăn nên vận động một chút để thấy đói hơn, sau khi ă n xong nên đi bộ. Không nên vì sợ mà kiêng cữ quá nhiều, nên ăn đầy đủ cho nó qua cơn điều trị này, sức khỏe cơ thể đang yếu. Cơ thể mạnh khỏe lại thì mới tính đến việc kiêng khem như thế nào.
Nếu những người bệnh bị biếng ăn, không có đủ sức khỏe, sức đề kháng thì sẽ dẫn đến điều gì?
Nên ráng ăn, không câu nệ gì cả. Cái gì thèm, ngon thì ráng ăn. Ăn trong không khí vui vẻ, gia đình ấm áp, bày biện món ăn vui tươi để thấy thèm ăn. Khi ăn nên tránh uống nước để bị đầy bụng. Uống là uống giữa chừng các bữa ăn. Thèm thì ăn, hết thèm thì ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày.
Tôi nhắc lại là khi ăn thì không uống nước, tránh đầy bụng. Nên cố gắng ăn, nhấp nhấp, ráng ráng để có chất cho cơ thể. Nếu mà buông trôi nó sẽ yếu người.
Giáo sư giải thích thêm về hiện tượng buồn nôn và nôn?
Người bệnh thường dùng thuốc, hóa trị , xạ trị nên bị nôn. Buồn nôn và nôn là hai cái khác nhau, vì buồn nôn còn mệt hơn nôn. Nôn ra được rồi thì khỏe hơn.
Nguyên nhân là do những thuốc hóa trị, thuốc đặc trị, nó ảnh hưởng lên cơ quan điều khiển việc nôn trong não. Nôn nhiều, nôn ít phụ thuộc vào những loại thuốc đặc trị khác nhau. Về sau này có những thuốc chống nôn, nhiều kiểu cách khác nhau.
Tóm lại khi nôn thì bà con nên báo cho bác sĩ biết, làm theo hướng dẫn của bác sĩ, thì nó sẽ giảm được nôn nhiều lắm.
Sau nôn người bệnh thường sợ. Có những trường hợp nghe tên đến bác sĩ cho thuốc, hay thấy bác sĩ là đã nôn rồi, nghĩ sắp đến kỳ cho thuốc là nôn rồi. Ngày nay bác sĩ chuyên khoa sẽ canh biết nên cho thuốc nào, làm cách nào... nên cũng đỡ nhiều lắm.
Trong trường hợp buồn nôn và nôn thì nên chọn những loại thực phẩm nào.
Thực phẩm thì không có gì đặc biệt. Chờ cho nó qua cơn nôn rồi thì súc miệng sạch sẽ, cho miệng thơm tốt. Uống nước thường xuyên, không uống nhiều, để bù lại nước. Ăn các bữa nhỏ, thức ăn mềm nhão hoặc lỏng.
Tại sao nhiều người điều trị ung thư lại có những thay đổi vị giác, dị ứng, sốc với các loại thức ăn mà ngay cả lúc trước mình rất thích?
Đúng vậy, người bệnh sẽ đổi khẩu vị. Ngày trước không thích nhưng bây giờ thích, thì cứ ăn, chứ không phải cữ. Thức ăn nên thơm tho, để có cảm giác thay đổi. Món ăn buổi sáng nhưng lại thèm buổi tối, thì cứ ăn, không cản trở gì. Nhắc lại là người bệnh phải vận động. Trước khi xạ trị, hóa trị thì nên ăn trước cho nó nhẹ, đỡ những điều trị kia, khoảng từ nửa giờ hay một giờ trước. Chứ không phải để bụng trống. Làm đủ cách đ ể chất dinh dưỡng vào trong mình. Vì thiếu thì sẽ suy sụp đủ thứ, cơ thể không chịu nổi điều trị.
Chế độ dinh dưỡng khi đang điều trị xạ tri, hóa trị...
Vấn đề này rất rộng. Tôi sẽ nói những ý chính. Ví dụ như mổ thì có nhiều thứ mổ: đầu, miệng, bao tử,... nên nói không thể nào hết được. Nhưng tóm lại là mình đừng cữ kiêng các chất dinh dưỡng, để cơ thể không suy sụp. Ăn đầy đủ cho khỏe để được mổ.
Sau mổ thì tùy theo loại mổ, sẽ có điều chỉnh riêng, ví dụ sau mổ có những cái ăn được liền, mổ ruột thì khoảng 2 ngày mới được ăn,... Cái đó tùy theo bác sĩ dặn dò. Nếu sợ mà nhịn ăn hoài thì sẽ suy sụp.
Thứ hai là vận động liền thì sẽ mình ăn lại dễ hơn, ruột mình làm việc nhiều thì đỡ táo bón hơn.
Tóm lại là theo ý bác sĩ dặn dò, nhưng không quá cữ kiêng. Thứ hai là vận động cơ thể mình thoải mái để giúp cho ăn.
Nói về xạ trị, xạ ở trên đầu thì dễ bị nôn mửa, bác sĩ cho thuốc nôn mửa. Xạ trị ở vùng họng thì sẽ bị khô miệng dữ dội, chúng ta nên ăn thức ăn lỏng, uống nước nhiều, ăn chất sệt, súc miệng để không bị nhiễm trùng. Không nên ăn cay quá, ăn mặn quá,... vì những cái đó làm rát miệng. Đặc biệt là không được uống rượu và hút thuốc. Xạ trị ở bụng thì có thể bị nôn mửa, tiêu chảy,... cái đó điều trị theo kiểu nôn mửa như tôi vừa nói.
Nói về dùng thuốc, bà con thường sợ lắm. Thuốc tấn công tế báo ung thư và cả tế bào thường như tế bào dưới chân tóc gây rụng tóc, tế bào máu làm mất máu. Khi cơ thể mệt thì nó ảnh hưởng đến chuyện ăn uống. Đặc biệt là bị nôn mửa.
Công việc nào tối cần thiết trong cuộc sống hàng ngày thì hãy giải quyết, sau đó thì nghỉ ngơi thật nhiều. Đặc biệt là ngủ, ngủ 2 đến 3 lần trong ngày, không chờ đến buổi tối mới ngủ. Ráng dưỡng thì sẽ tránh được mệt mỏi suy nhược.
Tuy nhiên vẫn phải ráng vận động, ít hay nhiều cũng nên ráng. Vận động, đi tới đi lui giúp đỡ táo bón, trầm cảm, bớt đi những khó chịu do thuốc hành hạ.
Nếu bị táo bón do dùng thuốc, thì uống nước nhiều, ăn rau trái cây tươi thật nhiều, ăn những chất bột. Phải tập, xin lỗi, đi cầu đúng giờ đúng ngày để tránh táo bón.
Mỗi loại phương pháp điều trị đều có tác dụng phụ, nhưng bao quát chung hết thì gồm những điều tôi vừa nói: không thèm ăn, không ham thích mùi vị gì hết, táo bón, tiêu chảy, nôn mửa... Chúng ta sẽ cố gắng để những cái đó không có tác dụng mạnh đến cơ thể, để không mất sức.
Câu hỏi từ phía bạn đọc...
Nguyên tắc điều trị ung thư theo đông y
Nguyên tắc đảm bảo cho cơ thể được khỏe mạnh, ăn ngon ngủ yên để có đủ sức khỏe khi điều trị bệnh ung thư không chỉ được áp dụng trong chế độ ăn uống mà trong trong y học phương đông cũng rất đề cao điều này.
Các bài thuốc đông y sẽ tấn công, "phá" các khối u để hạn chế sự phát triển của nó. Sau khi "phá" thì lại cần bồi khí, bồi huyết bằng các thảo dược khác. Vì thế, một bài thuốc đông y không thể chỉ có một vị thuốc, ví dụ như , mà là tổng hợp của rất nhiều thảo dược, mang lại tác dụng trên nhiều mặt, củng cố sức khỏe toàn diện cho người bệnh.